Bé hay giật mình khóc đêm

Nhiều trẻ nhỏ có dấu hiệu ngủ hay giật mình, quấy khóc. Hiện tượng trẻ hay giật mình khó ngủ có thể đến từ những nguyên nhân bất thường và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Bạn đang xem: Bé hay giật mình khóc đêm


Hiện tượng trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân bệnh lý cần được phụ huynh đặc biệt lưu tâm.

1.1 Nguyên nhân sinh lý, môi trường

Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời, giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ,... Phản xạ này có tên gọi là Moro, đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Do sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi;Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì bé hay mơ thấy ác mộng, bị giật mình khi ngủ;Tiếng ồn lớn: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,... dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ;Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Hiện tượng trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao;Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

=>> Tham khảo thông tin hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa nhi:


Trẻ khóc

Trong khoảng thời gian 0-3 tháng tuổi, phản xạ giật mình khi ngủ có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và bố mẹ. Không chỉ vậy, trẻ hay giật mình khi ngủ còn gặp nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.


Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Xem thêm: Cách Làm Lồng Đèn Ông Sao Truyền Thống Chơi Trung Thu, Làm Đèn Ông Sao Rước Trung Thu Bằng Giấy

Hãy thường xuyên truy cập website fashionssories.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.


219.1K


Dịch vụ từ fashionssories.com
Chủ đề: nhi khoa Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh Trẻ giật mình khi ngủ Sức khỏe của trẻ Trào ngược dạ dày ở trẻ Giấc ngủ trẻ sơ sinh LaminKid