Bị Dao Làm Cắt Đứt Tay

Những sinh hoạt trong gia đình không thể nào thiếu đi việc nấu ăn. Vì thế, sử dụng những vật sắc nhọn như dao, kéo,… là điều không tránh khỏi. Khi không cẩn thận, những vật này có thể đâm vào tay làm bạn bị thương hay chảy máu. Vậy trong những trường hợp này, chúng ta nên làm gì và dùng những phương pháp nào để xử lí? Hãy cùng chúng tôi xem qua bài viết dưới đây để biết nhé.

Bạn đang xem: Bị dao làm cắt đứt tay


Bàn tay của bạn là bộ phận linh hoạt nhất. Chúng dùng để buộc, gõ, nắm và giữ mọi thứ trong tầm tay. Chúng xử lý gần như mọi thứ bạn tương tác trong suốt một ngày. Bàn tay có thể làm mọi thứ từ làm việc, giặt giũ đến nấu nướng, những vết thương để lại trên đôi bàn tay chắc chắn sẽ xảy ra. Bạn nên làm gì khi bị một vết cắt trên ngón tay?

Nên làm gì khi bị đứt tay?

Đứt tay là một việc nghiêm trọng và cần có những phương pháp xử lí ngay lập tức để tránh bị nhiễm trùng. Cho dù ngón tay của bạn có một vết cắt nhỏ hay lớn, ưu tiên hàng đầu của bạn là xem xét tình hình vết thương và mức độ nghiêm trọng của nó. Vết cắt đó là vết cách sạch hay lởm chởm? sâu hay không? Hãy nhớ rằng dù vết cắt có tệ đến đâu, hãy bình tĩnh bởi khi bạn bình tĩnh bạn sẽ biết mình cần phải làm gì trước tiên và xử lí vết thương như thế nào.

*
Làm gì khi bị đứt tay? 

1. Cầm máu

Bước đầu tiên cần làm khi xảy ra vết thương là cầm máu. Đối với những vết thương nhỏ, bạn có thể đặt tay dưới vòi để nước chảy lên tay vì việc này sẽ giúp co thắt các mạch máu làm máu chảy chậm. Một cách dễ dàng khác để cầm máu đối với bất kỳ loại vết thương nào là tác dụng lực vào vết cắt. Việc bạn cần làm là sử dụng một miếng vải hoặc miếng gạc sạch, đừng lấy chiếc khăn bẩn đắp nó lên vết thương và giữ chặt lại.

Nếu vết cắt của bạn đặc biệt nghiêm trọng hoặc chảy máu nhiều và miếng vải bạn đang giữ trên tay đã bị thấm đầy máu. Đừng vội bỏ nó đi vì có thể bạn đang bỏ bất cứ cục máu đông nào đang hình thành trên vết thương đấy. Thay vào đó, hãy đặt thêm nhiều vải hoặc băng gạc sạch vào vết thương cho đến khi lượng máu chảy giảm.

Nếu vết thương của bạn bị tróc da và còn sót lại trên tay thì đừng gỡ chúng vì điều này có thể làm vết thương của bạn sâu hơn hoặc to hơn và chảy nhiều máu hơn. 

*
Cách xử lí khi bị đứt tay 

2. Làm sạch vết cắt

Hồi còn nhỏ, bạn thường thấy ông bà cha mẹ mình dùng oxy già để sát khuẩn cho vết thương nhỏ, nhưng sự thật là nước oxy già có thể gây tổn thương các mô. Khi vết thương đã bớt chảy máu, gỡ gạc hoặc băng và chỉ cần rửa bằng nước. Nếu bạn rửa bằng xà phòng thì hãy đảm bảo xà phòng tương đối nhẹ dịu do da và cần phải rửa sạch hoàn toàn khỏi vết thương để tránh kích ứng cho vết cắt.

3. Băng vết cắt

Một khi vết cắt trên ngón tay của bạn đã ngừng chảy máu, được làm sạch và lau khô, đó là lúc thích hợp nhất để băng vết thương. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp làm tê bất kỳ cơn đau hoặc sưng nào mà bạn bắt đầu cảm nhận được, hãy bôi một lượng nhỏ kem kháng khuẩn lên vết cắt, sau đó băng vết thương của bạn bằng băng vô trùng rồi lặp lại quá trình này hàng ngày để vết thương nhanh khỏi. Kế tiếp, hãy theo dõi vết cắt để đảm bảo nó không nhiễm trùng và tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe của bạn và mức độ nghiêm trọng của vết cắt, nó có thể mất từ ​​vài ngày đến vài tuần để hồi phục hoàn toàn. 

*
Cách băng bó khi bị đứt tay 

4. Khâu vết thương

Khâu vết thương là việc cần làm khi vết thương của bạn lớn và sâu, lộ mỡ hoặc mô cơ ra bên ngoài. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để họ khâu vết thương lại cho bạn tránh tình trạng chảy nhiều máu. Tuy nhiên, một khi vết thương bị khâu lại nghĩa là bạn bị vết cắt sâu nên hãy chú ý, cẩn thận để không làm vết thương bị nhiễm trùng.

5. Theo dõi vết thương

Theo dõi vết thương và sự thay đổi của nó vì mỗi vết cắt đều có nguy cơ nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

- Đỏ

- Sưng

- Mủ hoặc chảy nước

- Đau quá mức

Nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao (ví dụ, bạn bị tiểu đường hoặc rối loạn tự miễn) hoặc chấn thương ở tay hoặc chân, bạn nên đặc biệt chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Đồng thời, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên xảy ra với bản thân mình.

*
Cách thao tác khi bị đứt tay 

Cách điều trị vết cắt tại nhà

Hầu hết các vết cắt có thể được điều trị và chữa tại nhà, tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về vết thương của mình thì hãy tìm đến những trung tâm chăm sóc ý tế hay gặp bác sĩ,… Tùy thuộc vào mức độ của vết thương mà bạn sẽ xem xét nên điều trị tại nhà hay không. Khi quyết định chữa vết thương ở nhà thì bạn có thể áp dụng những cách thức mà chúng tôi nêu ở phía trên.

Khi nào bạn nên đến bác sĩ để điều trị vết cắt?

Trong khi phần lớn các vết cắt nhỏ ở ngón tay có thể được chăm sóc tại nhà, nhưng có những lúc cần phải để bác sĩ xem xét vết thương đó như thế nào. Nếu vết cắt đặc biệt lớn, sâu hoặc khiến một phần ngón tay của bạn bị mất, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất để được bác sĩ chăm sóc và điều trị. 

*
Đến gặp bác sĩ với những trường hợp nặng 

Khi nào cần đến phòng cấp cứu để chữa vết cắt?

- Vết cắt không cầm máu

- Một phần ngón tay của bạn đã bị cắt lìa

- Khu vực xung quanh vết cắt cảm thấy tê liệt

- Khu vực xung quanh vết cắt bị sưng

- Có thể thấy xương

Khi có những dấu hiệu này xuất hiện, ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất nếu không quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.

Xem thêm: Xịt Khoáng Evoluderm 400Ml Giá, Xịt Khoáng Evoluderm Chính Hãng, Khuyến Mãi 2021

Đứt tay hẳn là một việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi con người, tuy nhiên nếu không được chăm sóc kĩ chúng có thể bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận không khi sử dụng những vật sắc nhọn để giảm bớt tình trạng đứt tay nhé.