CÁCH TƯỚI ĐẠM CHO RAU

Cây trồng muốn phát triển tốt thì cần phải được cung cấp đầy đủ nước, ánh sáng, dinh dưỡng. Đặc biệt chúng ta cần phải biết cách bón phân đạm cho cây để giúp chúng phát triển tốt hơn. Nhưng khi nào chúng ta bón phân? Và làm thế nào để chúng ta bón phân cho vườn?

Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến những điều cơ bản về cách bón phân đạm cho cây trong khu vườn của bạn.

Bạn đang xem: Cách tưới đạm cho rau

1. Phân đạm cần thiết như thế nào?

Phân đạm thực chất là loại phân bón có chứa Nitơ. Bón phân đạm để cung cấp Nitơ cho cây trồng.

Trong các loại phân bón thì phân đạm có tác động lớn nhất đến sự tăng trưởng của cây trồng.

Dinh dưỡng Nitơ giúp lá cây trở nên xanh đậm, phát triển và tươi tắn, cây thiếu đạm sẽ bị vàng lá, còi cọc, không phát triển.


*

Rau sẽ kém phát triển nếu thiếu dinh dưỡng


2. Khi nào thì bón phân đạm cho cây trồng

2.1. Thời gian bón

Vào khoảng sáng sớm trước 10h hoặc chiều tối

2.2. Thời vụ bón

Trong quá trình sinh trưởrng, cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây.

Vì thế đạm là loại phân để bón thúc, không nên dùng đạm bón chính.

Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào các giai đoạn sau:

Khi cây mới trồng đã ra lá thật, bón vừa phải không để cháy láKhi cây đang sinh trưởng sẽ tập trung bón thành nhiều lầnGiai đoạn khi cây ra hoa, quả sẽ bón ít lại, nhưng vẫn phải bón

3. Cách bón phân đạm cho cây đơn giản và hiệu quả

Có những cách bón phân đạm cho cây trồng mà mình hay áp dụng là:

3.1. Bón phân nguyên hạt

Chọn phân đạm dễ hòa tan, sau đó tiến hành đào rãnh hay tạo lỗ xung quanh các gốc đây.

Rắc phân quanh gốc cây và tưới nước đều.

Phân đạm nguyên hạt sẽ nhờ nước làm tan và hòa vào trong đất, giúp rể cây hấp thụ.

Cách bón phân này phù hợp với những cây ăn trái, thân gỗ hơn, và sẽ đỡ tốn công hơn.

Về liều lượng mình không đề cập đến vì mỗi loại cây sẽ có những yêu cầu riêng. Khi bón các bạn có thể tham khảo trên mạng, các tài liệu để biết chính xác hơn.

3.2. Tưới phân đạm hòa tan với nước

Cây hấp thụ đạm tốt nhất khi đạm được hòa tan với nước.

Tưới phân đạm tức là bạn dùng đạm nguyên hạt và hòa tan với nước theo tỉ lệ phù hợp.

Ngâm khoảng 5 phút, tỷ lệ 1 kg phân pha 200 lít nước. Cách bón này phù hợp với cây trồng ăn lá, các loại rau ngắn ngày.

Đối với rau ăn lá các bạn chú ý không dùng liều lượng cao vì lượng đạm tồn dư trong lá sẽ rất có hại cho sức khỏe đấy nhé.

Điều quan trọng là phải tưới cây thật kỹ bằng nước thường trước khi bón phân lỏng để tránh làm cháy rễ nếu đất khô.

Ngoài ra, hãy cẩn thận rằng phân bón thực sự được pha loãng dựa trên hướng dẫn, nếu không bạn sẽ làm cháy lá.

Nếu bạn có một hệ thống tưới nước phun sương hoặc nhỏ giọt, bạn có thể hòa tan cho phân chạy theo hệ thống sẽ tiện lợi hơn.

4. Những lưu ý quan trọng khi bón phân đạm cho cây

Trong thực tế, bón nhiều phân bón không phải là tốt hơn. Cây chỉ sử dụng các chất dinh dưỡng mà chúng cần.

Bón đạm nhiều hơn là không cần thiết có thể dẫn đến tăng trưởng bất thường và gây tồn dư trong cây.


*

Rau sạch trồng tại nhà


Phân đạm cũng có một nhược điểm là dễ bay hơi. Nên khi bón các bạn hãy chú ý bón vùi sâu hạt đạm, bón trước khi trời mưa để tránh lãng phí.

Sau khi tưới đạm từ 15 – 20 ngày ta mới thu hoạch rau để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Trên bài viết mình đã chia sẻ cho các bạn những lưu ý cần thiết để cách bón phân đạm cho cây hiệu quả nhất.

Xem thêm: Hướng Dẫn 4 Cách Trị Rụng Tóc Bằng Vỏ Bưởi, 7 Cách Gội Đầu Bằng Vỏ Bưởi

Chúc các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cho vườn rau nhà mình một cách tốt nhất.


Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau: