TRẬN TSKHINVALI

fashionssories.com -- Dù chỉ diễn trong 5 ngày, với cường độ thấp và quy mô hạn chế, nhưng cuộc chiến Nga-Gruzia có tác động sâu sắc, toàn diện và lâu dài tới cục diện chính trị-quân sự trong khu vực và thế giới, là dấu hiệu mở đầu quá trình sụp đổ trật tự thế giới đơn cực do Mỹ kiểm soát sau khi siêu cường Liên Xô bị giải thể. 

*

Cuộc chiến ngắn ngủi Nga-Gruzia năm 2008 đã đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quân đội Nga


Hành động quân sự của Nga đáp trả kiên quyết và mau lẹ đối với hành động gây hấn của Gruzia hoàn toàn bất ngờ đối với chính quyền Tbilisi cũng như đồng minh chiến lược của họ ở Washington và Brussel, đã kết thúc chóng vánh cuộc xung đột này vẻn vẹn 5 ngày, buộc bên chủ động phát động chiến tranh phải chuốc lấy thất bại nhục nhã, trong đó Tổng thống Gruzia, ông Mikhail Saacasvili, đã phải chạy trốn thục mạng trong trạng thái hoảng loạn, thất kinh.

Nhìn bề ngoài, cuộc Chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia là hậu quả từ cuộc xung đột dai dẳng từ đầu những năm 1990 ở khu vực Nam Capca liên quan đến sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Gruzia với Cộng hòa tự trị Nam Osetia và Cộng hòa tự trị Apkhazia chưa được quốc tế công nhận, nhưng đằng sau đó là cuộc cạnh tranh địa-chính trị có bản chất sâu xa giữa Mỹ và Nga trong quá trình tái định hình trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Bạn đang xem: Trận tskhinvali

Vì thế, dù chỉ diễn trong 5 ngày, với cường độ thấp và quy mô hạn chế, nhưng cuộc chiến Nga-Gruzia có tác động sâu sắc, toàn diện và lâu dài tới cục diện chính trị-quân sự trong khu vực và thế giới, là dấu hiệu mở đầu quá trình sụp đổ trật tự thế giới đơn cực do Mỹ kiểm soát sau khi siêu cường Liên Xô bị giải thể.

Lời cảnh báo của V.Putin

Sau Chiến tranh lạnh cùng với sự tan rã Liên Xô như một cực của trật tự thế giới hai cực hình thành sau Thế chiến II, Mỹ tuyên bố về một kỷ nguyên mới của trật tự thế giới đơn cực do Washington kiểm soát và sẽ không để cho bất cứ quốc gia nào có thể thách thức vị thế đó của họ. Với vị thế ấy, Mỹ bất chấp Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đơn phương phát động cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố ở Afghanistan (năm 2001), cuộc chiến tranh xâm lược Iraq (năm 2003) và tiến hành nhiều cuộc «cách mạng sắc màu» để lật đổ chính thể những quốc gia không chấp nhận nằm dưới quyền kiểm soát của Washington.

Tuy nhiên, diễn biến nhanh chóng và sinh động trong nền kinh tế và chính trị-quân sự thế giới trong gần hai thập niên sau Chiến tranh lạnh hướng mạnh mẽ tới trật tự thế giới mới đa cực. Trong bối cảnh ấy, tại Hội nghị an ninh quốc tế thường niên ở Munich (tháng 5/2007), Tổng thống Nga V.Putin đã đưa ra cảnh báo rằng trật tự thế giới đơn cực không có lý do và cơ sở pháp lý để tồn tại bởi siêu cường tự cho mình quyền kiểm soát trật tự ấy không chỉ không có đủ tiềm lực chính trị-quân sự và kinh tế để đảm nhận vai trò đó, mà điều quan trọng hơn là các hành động đơn phương đi ngược lại pháp lý quốc tế không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong hàng loạt vấn đề chung và bức xúc của toàn nhân loại.

*

Tổng thống Nga Putin

Đối với Nga, với vị thế lãnh đạo trật tự thế giới đơn cực, Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược kiềm chế, không để cho Nga có cơ hội hồi sinh và phát triển như một quốc gia có chủ quyền sau khi Liên Xô tự giải thể. Vì thế, mặc dù Hiệp ước phòng thủ Varsava không còn tồn tại nhưng Mỹ vẫn chủ trương không ngừng mở rộng NATO sang phía Đông, xâm nhập sâu vào không gian hậu Xô Viết, tiến đến "sát nách” Nga. Trong những năm 1990, do bị lâm vào tình hình khủng hoảng kinh tế và chính trị-xã hội sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đành phải chấp nhận ngồi nhìn cảnh tượng NATO tiến sát ngõ nhà mình. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2008, sau 2 nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga không chỉ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn phục hồi và phát triển thành một cường quốc mới. Với vị thế ấy, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do Mỹ kiểm soát <1>.

Toan tính chiến lược phiêu lưu của Mỹ và NATO ở Gruzia

Cũng theo kịch bản này, sau khi giành quyền kiểm soát Gruzia, Mỹ sẽ thực hiện cuộc «cách mạng màu» ở Ukraine, đẩy Nga ra khỏi căn cứ quân sự ở Sevastopol, hoàn toàn kiểm soát Biển Đen, chặn lối ra của Nga tới Địa Trung Hải và Trung Đông. Đồng thời, Mỹ và NATO sẽ tiến sâu vào không gian hậu Xô Viết, bao vây và làm suy yếu Nga, từng bước làm tan rã nước Nga. Đặc biệt, Mỹ và NATO sẽ xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ ở Gruzia, lấy đó làm nơi xuất phát tấn công Iran trong tương lai <2>.

Cuộc chiến Nga-Gruzia mở đầu quá trình sụp đổ trật tự thế giới đơn cực

Đồng thời, máy bay cường kích của Nga mở các đợt tiến công sâu vào các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Gruzia. Tính tổng cộng, Nga đã điều đến Nam Osetia trên 300 xe tăng hạng nặng với quân số lên tới 100.000 người, gấp 3 lần lực lượng của Gruzia. Hành động này của Nga là lời cảnh cáo trên thực địa rất rõ ràng: đã đến lúc Nga không chỉ dừng lại ở lời nói suông phản đối sự mở rộng của NATO mà bằng cả hành động thực tế. Với các nước Đông Âu, thông điệp của Matxcơva là việc họ tham gia các kế hoạch mở rộng NATO vào không gian hậu Xô Viết là một mối đe dọa thực sự đối với nền an ninh quốc gia của Nga.

Sau cuộc chiến này, bằng Hiệp ước về hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Nga và Cộng hòa tự trị Nam Osetia và Cộng hòa tự trị Apkhadia đã được Nga và một số nước công nhận, Nga có quyền hợp pháp thiết lập các căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ này để bảo vệ các công dân của Nga ở Nam Osetia một khi bị phía Grudia gây hấn. Từ đây, Nga sẽ tăng cường sự hiện diện ở khu vực Biển Đen nơi được coi là vùng biển tranh chấp ảnh hưởng của các nước trong khu vực trong thế kỷ XXI.

Cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008 đã làm tiêu tan Học thuyết Clintơn được đưa ra sau khi Liên Xô sụp đổ.

Xem thêm: " Vòi Phun Tưới Rau Cầm Tay 8 Chế Độ Phun Gf3542, Vòi Tưới Cây Cầm Tay Inox Bb

Theo học thuyết này, Mỹ không cho phép bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có quyền sử dụng sức mạnh quân sự trong các cuộc xung đột nội bộ hoặc các cuộc xung đột khu vực nếu không được phép của Washington và đe dọa tới lợi ích của Mỹ <3>.