Chim Hạc Trên Trống Đồng

Trên trống đồng Đông Sơn có hình khắc những con chim mỏ dài, không rõ là chim gì nhưng các sử gia tiền bối gọi là chim Lạc. Tuy nhiên từ khoảng chục năm trở lại đây, tên gọi của loài chim lịch sử này được những sử gia hậu bối và cả những người trẻ – tuy không phải là sử gia nhưng lại rất quan tâm đến “huyền thoại chim Lạc”, thảo luận rất sôi nổi.

Bạn đang xem: Chim hạc trên trống đồng

Trên tinh thần “trao đổi học thuật”, tôi xin chia sẻ bài viết này về ý kiến phản biện về chủ đề: “Chim Lạc là loài chim gì?” để những ai yêu thích sử học sẽ có thêm các thông tin lý thú xung quanh những vấn đề này.

Văn nghệ Sông Cửu Long


*
Hình ảnh con chim trên mặt trống đồng Đông Sơn

Trần Gia Phụng


Nội dung bài viết


Nguồn của chữ “Lạc”

Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến tận ngày nay mới tìm thấy được, nó nằm ở trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện lần đầu vào khoảng giữa đời Tấn (265 – 420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), cho đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (một người Việt sống ở Trung Hoa), rồi những sách khác về sau nữa.

Lịch Đạo Nguyên, trong sách Thủy kinh chú, cũng đã lặp lại theo Giao Châu ngoại vực ký như sau:


“Giao Chỉ tích hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền. Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ. Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân, thiết Lạc vương, Lạc hầu chủ chư quận huyện. Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ”.
(Xưa, khi Giao Chỉ chưa thành quận huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, ruộng đó tùy thủy triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng đó mà ăn, vì thế tất cả gọi là dân Lạc. Họ lập Lạc vương, Lạc hầu để coi quận huyện. Có nhiều Lạc tướng, có ấn đồng lụa xanh).

Trong An Nam chí lược, Lê Tắc có trích như sau:


“Tại Giao Châu ngoại vực ký, tích vị hữu quận huyện thời, lạc điền tùy triều thủy thượng hạ, khẩn kỳ điền giả vi lạc dân, thống kỳ dân giả vi lạc vương, phó vương giả vi lạc tướng, giai đồng ấn thanh thọ…”.
(Giao Châu ngoại vực ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là lạc dân, người cai quản dân gọi là lạc vương, người phó là lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu…).

Tuy hai cách hành văn là khác nhau, nhưng ý chung của cả hai phần trích dẫn ở trên đây, trong hai sách khác nhau cùng bắt đầu rằng ở nước Việt cổ có một loại ruộng gọi là “lạc điền”, người cày cấy trên “lạc điền” đề sinh sống gọi là “Lạc dân”, rồi sau mới có “Lạc vương”, “Lạc hầu”, “Lạc tướng”.

Di chỉ đầy đủ và rõ ràng nhất về nền văn minh Lạc Việt là trống đồng. Khi Mã Viện (Ma Yuan: 14 TCN – 49) đem quân sang nước cổ Việt để đánh Hai Bà Trưng vào năm 41 (Tân Sửu), ông cũng lấy được rất nhiều trống đồng ở cổ Việt, nhiều đến nỗi mà ông đã dùng những trống đồng này để nấu chảy và đúc thành tượng một con ngựa, dâng lên vua của ông là Hán Quang Võ (Han Kuang-wu, trị vì 25 – 57). Sử sách Trung Hoa gọi trống đồng ở cổ Việt là “Lạc Việt đồng cổ” (trống đồng Lạc Việt).

Như vậy là sau “Lạc điền, Lạc dân, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng” thì từ đó lại có thêm chữ “Lạc Việt đồng cổ”. Từ các tài liệu Trung Hoa ở trên, danh xưng Lạc Việt được dùng để mà chỉ chủng người sống ở trên đất cổ Việt, và là tổ tiên của người Việt chúng ta hiện nay.

Trên mặt cũng như trên thân của những trống đồng Lạc Việt đều có rất nhiều hình ảnh minh họa, trong đó có hình chim. Không có một tài liệu chính xác nào của người xưa giải thích được về các hình vẽ, hoặc những ẩn dụ trong các hình vẽ được khắc trên trống đồng. Các sử sách cổ cũng không có bài viết nào giải thích hình chim trên trống đồng Lạc Việt là chim gì? Nói cách khác, các hình vẽ trên trống đồng Lạc Việt là hình “câm”. Các giải thích của những học giả sau này chẳng qua là những lời phỏng đoán và giả thuyết mà thôi, và không một ai giải mã được đầy đủ ý nghĩa của tất cả hình vẽ này.

Chim “Lạc” là loài chim gì?

Để tìm hiểu được ý nghĩa của chữ “Lạc Việt”, các nhà nghiên cứu Việt Nam vào giữa thế kỷ 20 đã tra cứu chữ “lạc” ở trong các từ điển Trung Hoa, và cũng được biết rằng một trong các ý nghĩa của chữ “lạc” trong từ điển Trung Hoa là tên gọi một loài chim. Họ liền liên tưởng tới hình dáng loài chim trên các trống đồng Lạc Việt, và đưa ra giả thuyết rằng chữ “Lạc” trong “Lạc Việt” là chỉ một loài chim, và có thể đó là vật tổ (totem) của người Lạc Việt ta khi xưa.

Đầu tiên, học giả Đào Duy Anh, trong sách Lịch sử Việt Nam, xuất bản lần đầu tiền vào năm 1955, Chương 3 (Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Người Lạc Việt), đã viết:

*


“Những điểm ấy khiến chúng ta thấy rằng những người đúc trống đồng ấy – người Lạc Việt – tất đã từng vượt biển. Những chim hậu điểu ấy người ta thấy khắc trên trống đồng chính là chim tô-tem của những người chủ nhân của những trống đồng ấy, tức là người Lạc Việt. Tìm ý nghĩa chữ Lạc hay là họ , tức là tên thị tộc của người Lạc Việt, chúng ta thấy chữ ấy chỉ là một loại hậu điểu ở Giang Nam. Xã hội học cho chúng ta biết rằng các thị tộc ở xã hội nguyên thủy thường lấy tên vật tổ mà tự đặt tên. Như thế thì chữ Lạc chính là tên vật tổ, tức loài chim hậu điểu mà chúng ta thấy hình dung trên trống đồng Ngọc Lũ”.
Cách thức nghiên cứu của vị học giả Đào Duy Anh cũng là cách mà ông Văn Tân, Hà Văn Tấn và linh mục Nguyễn Phương thực hiện. Hai nhà nghiên cứu Văn Tân và Hà Văn Tấn tham khảo nhũng từ điển Trung Hoa như Khang Hy, Từ hải, Từ nguyên, để có thể mô tả được hình dạng con chim và cùng tranh luận về con chim “lạc” này. Còn sử gia Nguyễn Phương cũng đã dựa vào những từ điển Trung Hoa, và nói thêm rằng:


“Đối với chúng tôi, thiết tưởng không có gì ngăn trở chúng ta nghĩ rằng thứ chim được vẽ trên các trống đồng rất có thể là chim Lạc. Những thứ chim đó là giống chân cao mỏ dài nhưng cổ vắn, thật giống như lời tả gặp được trong các tự điển về chim Lạc nói rằng nó “giống như chim Nghịch nhưng cổ vắn”…

Chim Lạc – biểu tượng không chính thức của Việt Nam

Thời Hùng Vương, chim Lạc được xem là một biểu tượng của nước Âu Lạc cũ, một loài chim chỉ có trong truyền thuyết. Hình ảnh một con chim Lạc cũng là biểu tượng được tìm thấy trên mặt của Trống Đồng. Chim lạc tượng trưng cho tinh thần và cả văn hóa thuần, cũng Việt là tiền thân của hình tượng phượng hoàng ở những thời đại sau này.

Xem thêm: Mặt Ổ Cắm Chống Nước Panasonic Dùng Cho 1, Mặt Che Mưa Chống Nước Cho Ổ Cắm

Cùng với truyền thống lịch sử dài bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam, chúng ta dù ở phương trời nào, tuy có rất nhiều sự khác biệt về chính kiến nhưng đều có chung một cội nguồn, chung một ngày Giỗ Tổ, có một tình cảm tự nhiên, một khát vọng luôn bay lên như hình ảnh của con chim Hồng, chim Lạc được trạm trổ ở trên bề mặt của trống đồng thể hiện được sự vĩnh hằng của dân tộc ta.