Khổng tử và khổng minh

Sự khác nhau giữa Khổng Tử và Khổng Minh

Cuộc đời Khổng Minh (Gia Cát Lượng)

Gia Cát Lượng sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181) tại đất Dương Đô quận Lang Nha đời Đông Hán (nay thuộc tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc), thì Khổng Tử lại sinh vào ngày 27 tháng 8 năm 551 TCN, ông sinh trước Gia Cát Lượng (Khổng Minh) cả 700 năm. Tuy nhiên điểm chung của Khổng Minh và Khổng Tử đều là những người tài ba, xuất chúng, có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Bạn đang xem: Khổng tử và khổng minh

*

Nếu như Khổng Minh-Gia Cát Lượng là một nhà chính trị gia và tiên tri tài ba thời Tam Quốc, được trọng dụng ngay từ khi còn sinh thời. Thì Khổng Tử lại được ví là một bậc thầy của thời đại có đến 3.000 đồ đệ lại tốn cả một đời đi tìm đấng quân vương sử dụng học thuyết của mình nhưng bất thành.

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh là người tài giỏi nhất của dòng họ Gia Cát. Ông sinh năm 181 và mất vào năm 234. Khổng Minh mồ côi từ nhỏ, sau này lớn lên ông trở thành quân sư được trọng dụng nhất của nước Thục thời Hậu Hán.

Với tài nghiên cứu phân tích cục diện theo thiên thời địa lợi nhân hòa một cách chính xác đã giúp cho Gia Cát Lượng có những chiến lược quân sự nổi tiếng và thắng lợi vang dội. Giúp cho Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước mạnh nhất thời Tam Quốc. Tài năng xuất chúng của Gia Cát Lượng còn khiến cho tướng Chu Du của nhà Ngô phải thốt lên rằng: “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng?”

Trong sự nghiệp quân sự của mình, Gia Cát Lượng nổi tiếng với các chiến thuật như: Bát trận đồ (hình vẽ tám trận chiến), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu- đây là loại nỏ có thể bắn tên ra một cách liên tục), Mộc Ngưu Lưu Mã (trâu ngựa gỗ).

Và Gia Cát Lượng cũng được cho là người phát minh ra màn thầu (bánh bao) và đèn Khổng Minh (Khổng Minh đăng). Về cuộc đời, sự nghiệp của ông cũng được viết nhiều và chi tiết trong cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa.

*

Tài năng lỗi lạc của Gia Cát Lượng còn được Tư Mã Huy nhận định rằng: “Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể bình định được thiên hạ” . Đến đời sau còn tương truyền rằng : “Tam phân thiên hạ Gia Cát Lượng, Nhất thống sơn hà Lưu Bá Ôn.”

Ông từng nói rằng: “Nếu như diệt được nước Ngụy, chém đầu Tào Duệ, đưa hoàng thượng về cố đô Lạc Dương thì đến lúc đó tôi cùng chư vị đồng liêu được thăng quan tấn tước, cho dù được thưởng mười loại báu vật tôi cũng xin nhận huống chi là cửu tích”.

Chỉ một tuyên bố này cũng cho chúng ta thấy rằng mặc dù là nhà quân sự lỗi lạc nhưng Gia Cát Lượng không màng đến danh lợi mà chỉ có nguyện vọng một đời diệt Ngụy phục hưng lại Nhà Hán. Đặt sự vinh lợi của quốc gia lên trên danh lợi của bản thân.

Tuy nhiên khi ước mơ phục hưng nhà Hán, thống nhất thiên hạ còn đang dang dở thì ông đã đột ngột qua đời, để lại vô vàn sự tiếc nuối. Sự mất mát này khiến cho nhà thơ nổi tiếng Đỗ Phủ phải thốt lên rằng:

“Miếu thờ thừa tướng là đây

Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau

Nắng xuân cỏ biếc một màu

Tiếng oanh trong lá toả vào không gian

Ba lần cầu kiến cao nhân

Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm

Kỳ sơn giữa trận từ trần

Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”

Cuộc đời Khổng Tử

Khi Gia Cát Lượng được coi trọng ngay từ khi còn sống thì Khổng Tử lại không có được may mắn đó. Ông sinh ra vào cuối thời Xuân Thu tại ấp Trâu, thôn Xương Bình nước Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc).

Lúc mới sinh thời ông được đặt tên là Khổng Khâu (do lúc mới sinh ra trên đầu ông đã giống hình thù của 1 cái gò, vì thế ông được đặt là Khâu). Năm lên 3 tuổi thì Khổng Khâu mồ côi cha, năm 19 tuổi ông lập gia đình, đến năm 22 tuổi thì ông mở lớp dạy học, từ đó người ta hay gọi ông là Khổng Phu Tử (gọi tắt là Khổng Tử).

*

Sống trong một xã hội loạn lạc, suy đồi, kẻ dưới lấn át người trên dẫn đến cảnh chém giết nhau không còn nhân tính Khổng Tử lại càng khao khát xây dựng lại một xã hội có trật tự đạo đức, con người sống với nhau hòa thuận, yêu thương và đùm bọc nhau.

Khổng Tử là người ham học từ nhỏ và là một người tin vào thiên mệnh. Đối với Khổng Tử, thì tất cả mọi người sinh ra đều có lý do và đều có sứ mệnh, ông cho rằng sứ mệnh của mình là góp phần xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo đức và hiếu học.

Khổng Tử đã dùng cả cuộc đời để hoàn thành sứ mệnh đó, chính vì thế trong suốt 14 năm bắt đầu từ khi ông 3 ông tuổi đã cùng với học trò của mình buôn ba khắp nơi để tìm được bậc quân vương nguyện dùng học thuyết của mình nhưng bất thành. Sau đó ông trở về quê nhà và tiếp tục sự nghiệp dạy học của mình.

Là một người có tính tình ôn hòa, khiêm tốn và lễ độ nên khi làm bất cứ chuyện gì Khổng Tử cũng hết sức cẩn trọng và luôn tự vấn đúng sai cho kỹ rồi mới quyết định làm.

Sở dĩ Khổng Tử được tôn là Bậc thầy của thời đại là vì trong xã hội của ông thời bấy giờ vẫn còn nhiều thị phi, loạn lạc. Các trường lớp được mở ra là do nguồn kinh phí của triều đình chỉ dành riêng cho con của vua và các quan đại thần mới được đi học. Nên khi Khổng Tử mở lớp và nhận tất cả các học trò ở mọi tầng lớp, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị.

Có thể nói ông chính là người đầu tiên khai sáng ra trường học tư nhân và đem sự nghiệp học vấn đến gần hơn với con người thời bấy giờ. Khổng Tử cũng có những phương pháp dạy học rất hay, có tính khích lệ người học tạo được hiệu quả học tập cao. Có 3 phương pháp dạy nổi bật của Khổng Tử, đó chính là:

Đối thoại cởi mở, đây là phương pháp khoa học, giúp cho việc học không còn đến từ một phía từ người dạy nữa. Mà nó được trao đổi, nêu quan điểm của cả người dạy và người học. Đây cũng là phương pháp học mà đến nay vẫn được áp dụng.Học đi đôi với hành, Khổng Tử luôn biến những lời dạy của mình ra thành những việc ngoài đời thực. Lý thuyết phải luôn đi chung với thực tiễn.Phương pháp ôn lại bài cũ. Khổng Tử luôn nhắc nhở các học trò rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó – Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ”.

Khổng Tử còn nổi tiếng với những lời dạy về nhân nghĩa, đạo đức. Quy tắc vàng được đánh giá là bài dạy nổi tiếng và có giá trị đạo đức nhất. Nội dung của bài dạy này được đúc kết khi Tử Cống hỏi: “Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”Thầy đáp: “Có lẽ là chữ Thứ ()chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?”

(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ 恕)

Kể từ ngày hồi hương thì Khổng Tử cũng bắt tay vào việc biên soạn kinh sách của các bậc thánh hiền đời trước, và lập thành 6 cuốn, bao gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. 

Cho đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Trước khi mất Khổng Tử cảm thán “Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết”. Khi ông mất vẫn còn ôm một nỗi buồn phiền, tiếc nuối vì sứ mệnh xây dựng một xã hội đạo đức và sự nghiệp đi tìm một đấng quân vương dùng học thuyết của mình vẫn còn dang dở. 

Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, cực Bắc nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Vậy Khổng Tử có liên quan gì đến Nho Giáo và sức ảnh hưởng của ông với Nho Giáo như thế nào mà người ta còn gọi Nho Giáo là đạo Khổng ?

*

Với sự đóng góp của Chu Công Đán, Nho giáo đã được hình thành từ thời nhà Tây Chu. Tuy nhiên, mãi đến thời Xuân Thu khi xã hội loạn lạc thì Đạo Nho mới được Khổng Tử cô đọng và hệ thống hóa các tư tưởng ấy lại. Sau đó cùng với các học trò của mình tích cực truyền bá đạo Nho. Chính vì thế người ta gọi Khổng Tử là người đã khai sáng ra đạo Nho.

Ngay từ khi còn sinh thời, Khổng Tử đã dùng tài hiểu biết sâu rộng của mình để hiệu đính và biên soạn lại thành 6 cuốn sách đó là:

Kinh Thi: là những sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép lại các nghi lễ của nhiều nước, tụng ca, dân ca…

Kinh Thư: là những nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm lại các tư liệu lịch sử, huấn luyện của các tiên vương

Kinh Lễ: Khổng Tử đã sưu tầm và nghiên cứu ghi chép lại các phong tục, nghi lễ của nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau

Bên cạnh đó Khổng Tử còn có công lớn trong việc dịch lại Kinh Dịch và viết lại bộ sử của Nước Lỗ thành cuốn Kinh Xuân Thu. Còn trong quá trình lưu trữ đã bị thất lạc mất cuốn Kinh Nhạc do Khổng Tử biên soạn. Tuy có tổng cộng có 6 cuốn nhưng do đã bị thất lạc 1 cuốn nên người đời sau thường gọi là Ngũ Kinh.

Sau khi Đức Khổng Tử tạ thế, các học trò của ông đã mang những lời dạy, bài giảng của ông để biên soạn thành cuốn Luận ngữ. Đây được coi là tư liệu quan trọng nhất để có thể hiểu rõ về Đạo Nho.

Nho Giáo có giá trị to lớn trong việc tu dưỡng nhân cách và đạo đức của con người. Góp phần thúc đẩy một xã hội có trật tự đạo đức và xây dựng một lối sống nhân ái hơn.

Với những giá trị cao đẹp đó, Nho Giáo đã có sức ảnh hưởng vô cùng lớn ở Trung Quốc, sau đó lan rộng ra các nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên và cả Việt Nam.

Trong tư tưởng Nho Giáo thì Quốc gia , Gia đình và cá nhân đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, gốc rễ của vấn đề là nằm ở cá nhân, tất cả mọi cá nhân đều phải tu thân thì mới có thể xây dựng gia đình an hòa từ đó thiên hạ mới phát triển được. Và “thái bình thịnh trị” là mục tiêu xuyên suốt của đạo Nho Giáo.

“Cái căn bản của thiên hạ là quốc giaCái căn bản của quốc gia là gia đìnhCái căn bản của gia đình là thân mình vậy”

*

Hai tôn chỉ của Nho Giáo, đó là Thiên địa vạn đồng nhất thể (có nghĩa là không có gì là không thể hòa hợp thành một) và Trung dung (nghĩa là phàm làm chuyện gì cũng phải công tư rõ ràng, dù có chuyện gì cũng phải giữ thái đồ dung hòa không được thái quá.)

Đạo Nho tuy có nhiều quan điểm tích cực giúp xây dựng một xã hội nhân ái và đạo đức xã hội cũng được thiết lập lại tốt hơn. Nhưng đến hiện nay Nho giáo cũng đã không còn giữ được vị trí độc tôn vì nhiều quan điểm đã không còn phù hợp.

Điển hình nhất là tư tưởng Trọng nam khinh nữ của Nho Giáo khi cho rằng phụ nữ bắt buộc phải tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử”. Không những thế tư tưởng của Nho Giáo còn nhận định rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (sinh được một con trai thì coi là có con, sinh được mười con gái thì cũng coi là không), hoặc: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu thì có ba, song không có con trai nối dõi là lớn nhất.

Đây là những tư tưởng đã lỗi thời và không còn phù hợp và đây chính là những cản trở cho sự phát triển bình đẳng ở xã hội hiện nay khi mà còn khá nhiều người vẫn giữ quan điểm lạc hậu và bất bình đẳng này.

Không chỉ thế, trong Nho Giáo thì đạo cương – thường từng được coi là thước đo chuẩn mực về lòng trung thành và là chuẩn mực để đánh giá nhân phẩm của một con người với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, nếu bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu). 

Đây là tư tưởng khuôn mẫu giáo điều khiến cho con người thụ động và không có quyền tự quyết về chính cuộc sống của mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Băng Vệ Sinh Tampon Dùng Như Thế Nào, Cách Sử Dụng Tampon Và 6 Điều Cần Biết

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đến cuộc sống và văn hóa của nước ta. Xã hội hiện nay đã được dần khôi phục lại, đề cao quyền tự do, bình đẳng, bác ái. Kế thừa và phát huy những đạo lý tốt đẹp và tích cực của Nho Giáo và tiếp tục củng cố xây dựng nhiều chuẩn mực đạo đức phù hợp hơn với xã hội hiện nay.