Có thể gây tai biến cho người bệnh: nhiễm khuẩn đường hô hấp, thiếu oxy, tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Bạn đang xem: Kỹ thuật hút đàm nhớt
Mục đích
Làm sạch dịch xuất tiết để thông đường hô hấp. |
Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí. |
Lấy dịch xuất tiết để chẩn đoán. |
Phòng nhiễm khuẩn do dịch tích tụ. |
Hút sâu kích thích phản xạ ho. |
Tránh các biến chứng ở hệ hô hấp. |
Chỉ định
Người bệnh nhiều đờm nhớt, không tự khạc được. |
Trẻ hôn mê, động kinh, co giật. |
Người bệnh có ống nội khí quản hoặc mở khí quản. |
Nhận định tình trạng người bệnh
Nhận định tình trạng hô hấp: khó thở? đờm?
Trợ giúp hô hấp? Bằng dụng cụ gì: máy thở, đặt nội khí quản, mở khí quản.
Tính chất đờm: nhiều ít, nhầy đặc hay loãng.
Bệnh lý đi kèm: hôn mê do xuất huyết não.
Các phương pháp hút đờm
Hút thông đường hô hấp trênHút qua mũi hoặc miệng.
Chỉ định đối với những người bệnh có đờm nhớt nhiều mà không khạc ra được hoặc không nuốt vào được, biểu hiện qua tiếng thở khò khè.
Hút thông đường hô hấp dướiHút đờm nhớt ở phế quản: ống vào sâu khoảng 20 cm đối với người lớn hoặc đo từ đỉnh mũi đến trái tai rồi đo tiếp tới sụn giáp trạng. |
Đối với trường hợp hút qua đường miệng thì đo từ cung răng tới giữa đường ức. |
Hút phế quản: ống thông có thể chạm vào chỗ phân nhánh phế quản thì nên kéo lui ống thông ra khoảng 1 cm hoặc đẩy ống vào sâu hơn. |
Hút thông đường hô hấp dưới áp dụng thường trên người bệnh đang được đặt nội khí quản hay mở khí quản. |
Cần lưu ý vì niêm mạc khí phế quản là niêm vô khuẩn nên có nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn khi hút đờm. |
Những điểm cần lưu ý khi hút đờm nhớt
Khi hút cần lưu ý sự tăng tiết đờm nhớt do ống hút kích thích và làm người bệnh thiếu oxy khi hút nhiều lần và thời gian hút quá lâu.
Đưa ống sâu đến khi người bệnh có phản xạ ho là được, không nên đưa ống sâu quá vì có thể gây kích thích dây thần kinh X. |
Hút thông đường hô hấp dưới dễ làm nhịp tim chậm và đôi khi ngừng nên cần phải theo dõi sát người bệnh trong suốt thời gian hút, nhất là lần hút đầu tiên. |
Đưa ống hút vào đúng vị trí, giai đoạn hít vào (nắp thanh quản mở). |
Trong lúc ống hút đang di chuyển vào, không nên thực hiện hút. |
Người bệnh nằm đầu ngửa tối đa với tư thế này việc hút đờm sẽ dễ dàng. |
Thời gian mỗi lần hút không quá 15 giây (thời gian mỗi động tác hút bằng với thời gian nhịp thở của người điều dưỡng). |
Tổng thời gian hút không quá 5 phút. |
Hút thông đường hô hấp dưới dễ kích thích thần kinh X cần phải theo dõi sát người bệnh. |
Kỹ thuật hút phải nhẹ nhàng. |
Đưa ống vào đúng vị trí rồi mới hút. |
Nên tăng nồng độ oxy 100% 3 phút trước và sau khi hút, bồi hoàn lại lượng dưỡng khí đã mất trong quá trình hút hoặc cho người bệnh hít thở sâu. |
Nếu đờm quá đặc có thể bơm 4-5 ml NaCl 0,9% trước khi hút. |
Dùng ống thông hút riêng biệt: một cho đường mũi, miệng, một cho lỗ khai khí quản. |
Trong khi hút nếu người bệnh có phản xạ buồn nôn thì nên kiểm tra vị trí ống hút có lạc vào thực quản hay không. |
Kích cỡ ống hút thích hợp: |
| áp lực cao: 120-150 mmHg áp lực trung bình: 80-120 mmHg áp lực thấp: dưới 80 mmHg | Hình 63.1. ống hút đờm kín Hình 63.4. Khay đựng dụng cụ hút đờm Bảng 63.1. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng soạn dụng cụ hút thông đường hô hấp trên
Bảng 63.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng hút thông đường hô hấp trên
Bảng 63.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: hút thông đường hô hấp trên
Bảng 63.4. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng soạn dụng cụ hút thông đường hô hấp qua nôi khí quản hoặc mở khí quản
Bảng 63.5. Bảng kiếm hướng dẫn học kỹ năng hút thông đường hô hấp trên qua nội khí quản hoặc mở khí quản
Bảng 6.6. Bảng kiếm lượng giá thực hiện kỹ năng hút thông đường hô hấp qua nội khí quản hoặc mở khí quản |