MÈO BỊ YẾU 2 CHÂN SAU

Mèo bị yếu hai chân sau dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt của bé. Do đó chủ nuôi cần nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng này để có những cách chữa trị kịp thời. Nếu không có thể sẽ dẫn đến thương tật nghiêm trọng, vĩnh viễn thậm chí là tử vong.

Bạn đang xem: Mèo bị yếu 2 chân sau


Nguyên nhân khiến mèo bị yếu hai chân sau

Đối với tất cả các loài động vật, bao gồm cả con người, di chuyển là sự kết hợp của não bộ, cơ, các dây thần kinh và cột sống. Do đó, khi mèo bị yếu hoặc liệt hai chân sau thì nguyên nhân chắc chắn sẽ xuất phát từ những thương tích tiềm ẩn ở 4 yếu tố này.

Thông thường tình trạng này xảy ra khi bé có các tổn thương tại các rễ thần kinh xung quanh khu vực lưng dưới hoặc xương cụt. Đôi khi chúng cũng có thể xuất phát từ chấn thương khớp chân, xương chân, xương chậu, xương đùi sau,…

Các trường hợp có thể gây tổn thương đến hai chi sau của mèo:

Do các va chạm mạnh: ngã từ trên cao, bị đập, đè nặng vào chân sau, tai nạn,….Do thiếu hụt canxi dẫn đến xương yếu, gây khó khăn trong di chuyển của các chi.Do bệnh thoái hóa và viêm khớp: đây là bệnh khá phổ biến ở mèo. Chúng có thể gây ra tình trạng sụn mỏng và yếu dần. Không chỉ khiến chân sau của mèo bị yếu mà còn gây ra rất nhiều đau đớn cho bé.Do bệnh tiểu đường, béo phì: các bệnh này thường gặp ở các chú mèo có tuổi và ảnh hưởng rất nhiều đến các dây thần kinh cũng như xương khớp. Từ đó khiến quá trình di chuyển gặp nhiều khó khăn.Do bệnh tắc nghẽn máu đông: bệnh này khiến quá trình lưu thông máu xuống 2 chân sau của bé bị cản trở và hạn chế khả năng đi lại.Do bệnh thận: bệnh thận có nguy cơ khiến mèo bị yếu hai chân sau rất cao.Do nhiễm trùng trong xương và viêm cơ các mô xung quanh cột sống.Do ngộ độc Botulism.Do bệnh viêm phúc mạc.

Các biểu hiện của mèo bị yếu hai chân sau

Tùy theo nguyên nhân mà hiện tượng mèo bị yếu hoặc tê liệt hai chân sau có thể diễn ra nhanh hay chậm, có đau đớn hoặc không. Tuy nhiên, mèo là loài khá thụ động nên đôi khi chúng không đưa ra các biểu hiện hoặc biểu hiện khá mơ hồ.

Đó là lý do bạn cần chủ động quan sát để nhận ra điều bất thường sớm nhất có thể. Một số dấu hiệu điển hình cho thấy mèo bị yếu hai chân sau thường là:

Bé nằm im, không vận động dù thường ngày rất thích chạy nhảy.Đi, đứng không vững, loạng choạng và dễ ngã.Không thể di chuyển 4 chân, chỉ có thể dùng 2 chân trước kéo lê 2 chân sau.Gặp khó khăn và khó kiểm soát trong việc tiểu tiện, đại tiện.Bé bị đau, liếm lông nửa thân dưới và kêu nhiều.
*
*

Cách điều trị cho mèo bị yếu hai chân sau hiệu quả

Ngay khi phát hiện một hoặc một số biểu hiện nêu trên, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm các hướng điều trị cho bé để phục hồi khả năng di chuyển và tránh thương tật vĩnh viễn.

Các hướng xác định nguyên nhân

Mèo bị yếu hai chân sau không phải là một hiện tượng bình thường. Do đó bạn không thể tự khắc phục cho bé tại nhà được. Hướng giải quyết tốt nhất và bắt buộc phải thực hiện chính là đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở chuyên môn uy tín nhất.

Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện công tác chuyên môn để tìm kiếm nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường. Có thể đi theo các hướng chính như sau:

Xét nghiệm máu, nước tiểu

Đầu tiên, các bác sĩ thú ý sẽ tiến hành các bước chuẩn đoán sơ bộ như xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch tủy sống của mèo. Với cách này, họ sẽ xác định được các nguyên nhân gây yếu chân sau của mèo như: nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, virus, nhiễm độc,….

Chụp X – quang

Chụp X – quang sẽ được tiến hành khi bé có các dấu hiệu của sự va đập. Đây là phương pháp giúp phát hiện các triệu chứng tổn thương cột sống, nhiễm trùng, lệch đĩa đệm, khối u, tắc nghẽn máu đông, viêm dây thần kinh,…

Chụp CT và MRI

Trong trường hợp chụp X – quang không thể tìm ra nguyên nhân khiến mèo bị yếu/ liệt hai chân sau, các bác sĩ sẽ dùng đến phương pháp có kỹ thuật cao hơn, đó là chụp CT – MRI. Với cách này, chúng ta có thể nhìn thấy những vấn đề ở não và sâu hơn trong cột sống của bé.

Sinh thiết chất lỏng cột sống

Trong trường hợp xấu nhất, khi ba phương pháp trên đều không thể xác định nguyên nhân khiến mèo bị yếu hai chân sau. Các bác sĩ sẽ tiến hành thu mẫu dung dịch từ cột sống, cơ hoặc dây thần kinh để sinh thiết. Đây là cách xác định liệu bé có nhiễm trùng cột sống hoặc não hay không.

Các hướng điều trị

Sau khi xác định được nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà sẽ có những quyết định thích hợp. Một số ví dụ điển hình như sau:

Nếu do chấn thương không quá nghiêm trọng: kê đơn thuốc chống viêm, giảm đau và thực hiện các biện pháp giảm áp lực lên chân sau cũng như cột sống.Nếu nhiễm trùng: sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các liệu pháp khác để điều trị.Nếu mèo tổn thương nghiêm trọng, đứt dây thần kinh, có khối u, máu đông gây tắc nghẽn nghiêm trọng, không thể đi lại: tiến hành phẫu thuật.Trong trường hợp mèo bị đau, không thể kiểm soát vấn đề tiểu tiện: có thể chúng sẽ phải nhập viện, dùng phương pháp đút ống thông làm rỗng bàng quang và tiếp nhận quá trình điều trị chuyên môn.Trong trường hợp xấu nhất, nếu mèo nhà bạn được chuẩn đoán nhiễm FIP (bệnh viêm phúc mạc) ở giai đoạn nặng thì bạn có thể sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với trường hợp xấu nhất.

Tóm lại, tùy theo tình trạng của bé mà các chuyên gia sẽ có những hướng khắc phục cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng yếu hai chân càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Do đó chủ nuôi cần quan sát thường xuyên và lập tức đưa bé đi thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường xảy ra nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc mèo bị yếu hai chân sau

Để quá trình hồi phục của bé diễn ra nhanh và đảm bảo quay về nguyên trạng ban đầu, cần lưu ý những điều sau:

Thực hiện đúng và đủ các quy định của bác sĩ: uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ.Không tự ý cho bé dùng các loại thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị.Thường xuyên cho bé đi tái khám và ngay lặp tức hỏi ý kiến bác sĩ về những dấu hiệu bất thường ở bé trong thời gian hồi phụcĐảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và các bài tập vật lý trị liệu theo yêu cầu của bác sĩ.Kiên trì và nhẫn nại, vì thời gian hồi phục có thể kéo dài nếu tổn thương nặng.

Xem thêm: Viên Uống Đẹp Da Enat 400 : Thành Phần, Công Dụng, Cách Sử Dụng, Giá Bao Nhiêu?

Tuy nhiên, đôi khi các bé mèo bị yếu hai chân sau khó có thể quay lại nguyên trạng ban đầu và thậm chí là liệt hoàn toàn. Trong tình huống này, các bé vẫn có sức khỏe tốt thì chủ nuôi cũng đừng buồn nhé. Thay vào đó bạn hãy trang bị cho bé các công cụ hỗ trợ di chuyển để sống tiếp một cách vui vẻ.