NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON

Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây: – Giáo dục thể chất – Giáo dục trí tuệ – Giáo dục đạo đức – Giáo dục thẩm mĩ – Giáo dục lao động.

Bạn đang xem: Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Hiện nay giáo dục thể chất ngày càng có ý nghĩa quan trọng bởi cơ thể trẻ giai đoạn này còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số bé chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động thể chất, chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm. Nếu giáo dục và vận động không đúng cách sẽ dễ dẫn đến sự phát triển sai lệch, không cân đối trên cơ thể bé, vì vậy chăm sóc và giáo dục thể chất đúng cách là điểm tựa giúp bé phát triển toàn diện.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời sau này của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí và nhân cách của trẻ. Giáo dục thể chất gắn liền với giáo dục trí tuệ cho trẻ. Bởi lẽ, cơ thể trẻ phát triển khoẻ mạnh, hệ thần kinh được phát triển thăng bằng, các giác quan tinh tường… sẽ giúp cho đứa trẻ tích cực hoạt động, tích cực tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh. Nhờ đó mà hoạt động nhận cảm của trẻ thêm phong phú và chính xác, tư duy trở nên nhạy bén. Mặt khác, trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ say sưa, hứng thú hơn trong quá trình tri giác cái đẹp của thế giới xung quanh (đồ dùng, đồ chơi…) và tự nó có khả năng tạo ra cái đẹp và sống theo cái đẹp (biết giữ gìn đồ chơi sạch đẹp, biết gọn gàng, ngăn nắp,…). Trẻ khoẻ mạnh sẽ thích lao động, thích làm những công việc tự phục vụ mình và giúp đỡ bạn bè, người lớn xung quanh.

Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trong hai nhóm phương tiện và phương pháp:

Nhóm thứ nhất về chế độ sinh hoạt hằng ngàyNhóm thứ hai thuộc về các vận động của trẻ.

Như vậy, bên cạnh việc Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lí, Giáo dục nếp sống, kĩ năng và thói quen vệ sinh thì vận động giữ vị trí quan trọng trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Vận động làm cho các cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động, do đó tăng cường hoạt động của các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường sự trao đổi chất và tăng cường sức khoẻ.

Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động.

Các trò chơi vận động, trò chơi thể thao:

Là các hình thức hoạt động hấp dẫn trẻ em và có tác động giáo dục nhiều vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động ấy. Các trò chơi vận động rất phong phú và đa dạng được lựa chọn trong chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Với trẻ mẫu giáo bé, trò chơi bao gồm các vận động đơn giản kết hợp một cách khác nhau (đi, chạy, nhảy thấp) với các luật chơi đơn giản. Với trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn thì nội dung vận động và luật chơi phức tạp hơn, đòi hỏi các em hiểu điều kiện chơi, vận động chính xác và đúng luật chơi.

Xem thêm:

– Thể dục buổi sáng:

Với tiết học thể dục là các hình thức giáo dục thể chất có mục đích, có kế hoạch và sự định hướng trong sự phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. Các bài tập thể dục nhằm phát triển chung, các bài tập phát triển các nhóm cơ, các bài tập phát triển các vận động cơ bản giúp trẻ từ mức độ vận động tự do, rời rạc không định hướng tới mức độ thực hiện các vận động một cách chủ động, phối hợp nhịp nhàng các động tác, giữ được sự cân bằng cho cơ thể khi hoạt động là một bước tiến lớn lao. Bài tập thể dục có tác động tốt đến hoạt động sinh lí của cơ thể. Cơ bắp được vận động thích hợp sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường sự làm việc của các cơ quan bên trong của hệ tim mạch, hệ hô hấp chẳng hạn, sẽ diễn ra trong các bài tập về tuần hoàn có hệ thống. Đặc biệt là sự làm việc toàn vẹn của các tế bào thần kinh của não được tăng cường sẽ có tác động trở lại đối với toàn bộ vận động và hoạt động của các cơ quan. Bởi vậy, sự phát triển của vận động sẽ phục vụ cho những chỉ số phát triển chung về tâm lí của trẻ.

– Đi dạo:

Đi dạo ở ngoài trời với không khí trong lành có tầm quan trọng đối với việc phát triển thể lực của trẻ. Đây là phương tiện rèn luyện thích hợp nhất đối với cơ thể trẻ. Đi dạo giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời tiết và môi trường, giúp trẻ vận động nhiều làm tăng cường sự trao đổi chất, giúp trẻ rèn luyện các phẩm chất linh hoạt, khéo léo, mạnh dạn và dẻo dai hơn. Trẻ được rèn luyện các kĩ năng và kĩ xảo vận động, củng cố hệ cơ và nâng cao trương lực sống.

*