NUÔI GIUN TRONG THÙNG XỐP

Trùn quế là vật nuôi rất có giá trị đối với con người, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trùn quế là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng chủ yếu để cung cấp cho chăn nuôi. Phân trùn quế chứa hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do vậy phân trùn quế không chỉ tốt cho các loại cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Hiện nay, có nhiều phương thức nuôi trùn quế khác nhau, có thể nuôi trong luống đất, nuôi trong thùng chậu hoặc nuôi trong bể xây… Trong đó, nuôi giun quế trong chậu hoặc thùng xốp là phương thức nuôi đơn giản, chi phí đầu tư thấp mà lại cho năng suất khá cao.

Bạn đang xem: Nuôi giun trong thùng xốp


*

Chuẩn bị thùng xốp để nuôi trùn quế

Dùng những thùng xốp có kích thước khoảng 50x35x25 cm hoặc 70x70x45 cm. Nếu dùng chậu thì dùng loại chậu có đường kính khoảng 50- 60cm.

Dùng tre hoặc gỗ đóng các vỉ để làm sàn nuôi, kích thước các vỉ phải vừa khít với kích thước của thùng hoặc chậu, vỉ phải có khe hở để nước có thể thoát được.

Ở 2 mặt bên của thùng xốp phải khoét các lỗ thông gió, mỗi bên 2 lỗ. Lỗ dưới cách đáy thùng 5cm và ngang 5 cm, lỗ trên thì cách nắp thùng 3cm xuống phía dưới, ngang 5cm và cao 3cm.

Đặt mấy viên gạch ống xuống đáy thùng rồi đặt vỉ tre lên đó. Dùng bao, bạt hoặc lá chuối…trải lên trên vỉ tre để ngăn cho chất nền không bị rơi xuống đáy thùng.

Cuối cùng trải lên đó một lớp chất nền dày khoảng từ 3 – 5 cm. Chất nền là nơi cư trú của trùn. Chất nền tốt nhất là phân bò khô hoặc phân bò đã hoai mục. Lớp chất nền này phải trải trước khi thả trùn giống 2-3 ngày.


Thùng chậu nuôi trùn phải đặt ở nơi thoáng mát, không có mưa tạt hoặc nắng gắt.

Thả trùn giống

Nên chọn những cơ sở có nguồn giống khoẻ, chất lượng cao. Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng sinh khối, trong sinh khối trùn có đầy đủ các thế hệ trùn trưởng thành, trùn đang trong giai đoạn sinh sản, trùn con, trứng kén trùn chưa nở và cơ chất mà trùn đang sống quen…để giúp chúng thích nghi với môi trường tốt và sinh sản nhanh.

Thời điểm thích hợp để thả trùn giống là vào buổi sáng. Thả trùn sinh khối lên lớp mặt chất nền và rải đều ra sao cho có độ dày khoảng 2 cm. Sau vài phút trùn khỏe mạnh sẽ chui xuống dưới lớp chất nền, loại bỏ những con yếu hoặc bị thương trong quá trình chuyên chở còn trên bề mặt chất nền.

Mật độ thích hợp khoảng 9 – 12 kg sinh khối/m2, tương đương 1,5 – 2 kg trùn tinh/m2

Trùn quế thường có tập tính sống trong môi trường tối. Che phủ là biện pháp tạo bóng tối cho trùn lên mặt thùng, chậu ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm. Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm môi trường nuôi. Do vậy sau khi thả trùn giống, cần che phủ bề mặt thùng, chậu bằng bao, bạt, tấm các tông… rồi lấy ô doa tưới nước lên trên bề mặt, sao cho chất nền đệm ở dưới được ướt đẫm đều.


*

Thức ăn cho trùn quế

Thức ăn của trùn quế là phân của những động vật chuyên ăn cỏ hoặc phân lợn, phân gà. Trùn quế còn ăn các loại rác thải hữu cơ như rau củ quả, cỏ, rơm rạ, lục bình…các loại thức ăn này cần phải ủ trước khi sử dụng cho trùn ăn. Mỗi loại thức ăn khác nhau có thời gian ủ khác nhau: Phân trâu bò: 3-4 tuần; Phân lợn gà ủ dài hơn phân trâu bò khoảng 10-15 ngày; Rác thải hữu cơ: trộn với phân theo tỷ lệ 1:1 và ủ 21 ngày.

Cách cho ăn: Sau khi thả trùn giống được 1 – 2 ngày thì nên cho trùn ăn. Khi cho ăn nên rải từng vùng nhỏ cách nhau 3-5cm để trùn dễ hít thở. Sau khi cho ăn phải phủ kín thùng (chậu) lại để trùn lên tiêu thụ thức ăn. Lượng thức ăn mỗi lần khoảng 5cm trên mặt thùng chậu. Sau đó sẽ tiếp tục cho ăn khi thấy trên bề mặt thùng chậu đã xốp và không còn thức ăn cũ.

Sau 1-2 ngày kiểm tra thức ăn một lần, nên cho trùn ăn đều đặn để trùn không bỏ đi hay chết.

Chăm sóc trùn quế

Trùn quế cần sống trong môi trường có độ ẩm trong khoảng 70%. Do vậy thường xuyên phải tưới ẩm thùng chậu nuôi trùn.

Mùa hè tưới 2 – 3 lần/ngày, mùa đông tưới 1 – 2 lần/ngày. Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa lạnh tưới ít.

Cách kiểm tra độ ẩm môi trường nuôi trùn: lấy 1 ít chất nền trong thùng bóp nhẹ, nếu thấy có nước rỉ ra ở kẽ tay, là độ ẩm vừa đủ, nếu không có là môi trường nuôi trùn bị khô; Nếu nước ở tay chảy ra nhiều, tức là độ ẩm quá cao. Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách giảm lần tưới hoặc giảm nước tưới.


Khoảng 1 tuần, dùng tay hoặc chĩa 6 răng để xới lớp bề mặt chứa giun lên, để tránh ngộ độc khí cho giun. Cần có biện pháp phòng chống các loại thiên địch làm hại trùn như kiến, cóc, ếch…

Nhân giống trùn quế

Nếu giống thả ban đầu là giống thuần thì thời gian đầu luống chưa có ấu trùng và trùn chưa thích nghi được với nơi ở mới. Sau 2 tháng thì lượng trùn trong thùng đã được nhân đôi. Lúc này có thể nhân giống trùn hoặc thu hoạch bớt trùn giun để cho gia súc, gia cầm ăn.

Xem thêm: What Is The Difference Between The End Of The Beginning And The Beginning Of The End?

> Ở trên chúng tôi vừa giới thiệu với bà con kỹ thuật nuôi trùn quế trong thùng xốp hoặc chậu nhựa. Bà con có thể tận dụng những thùng xốp đựng trái cây hoặc thau chậu hỏng để thực hiện việc nuôi trùn. Với nguồn thức ăn thừa (rau, củ quả…) từ trong bếp ăn gia đình, bà con có thể đem nuôi trùn quế, đây là một biện pháp bảo vệ môi trường tốt. Nếu nuôi với mục đích để thu hoạch trùn thịt dùng cho gia súc gia cầm và phân trùn thì bà con cần chuẩn bị phân gia súc gia cầm để làm thức ăn cho chúng. Để tiết kiệm diện tích, bà con có thể đặt nhiều thùng chậu chồng lên nhau. Chúc bà con thành công.


Chuyên mục: Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi

Bài viết hay


*

Thông tin cập nhật kỹ thuật nông nghiệp mới nhất, chia sẻ những kỹ thuật chăn nuôi hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

*