CÁCH GIÚP TRẺ SƠ SINH NGỦ NGON SÂU GIẤC

Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
fashionssories.com - Giấc ngủ là vô cùng quan trọng cho sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ cho bé sơ sinh. Vậy phải làm sao để con đi vào giấc ngủ nhanh nhất?

Cũng tương tự như khi còn trong bụng mẹ, hoạt động chính mà bé sơ sinh dùng hầu hết thời gian trong ngày là giấc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong việc hoàn thiện trí não, thể chất ở trẻ. Thế nhưng, ở thế giới ngoài bụng mẹ, nhiều bé lại khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ bị giật mình, quấy khóc.

Bạn đang xem: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc

Nếu chưa biết cách để dỗ bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ nhất, ngủ được sâu nhất, hãy áp dụng các mẹo dưới đây cha mẹ nhé!


*

Đương nhiên, với trẻ sơ sinh thì 2 nhiệm vụ chính mà chúng dành gần như toàn bộ thời gian là ngủ và ăn. Vậy thì làm sao để kiểm soát được giấc ngủ cho trẻ? Các chuyên gia về nhi khoa khuyên rằng, hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần được tạo thói quen đi ngủ giấc đêm vào khoảng thời gian 6h30-7h tối.

Như vậy không chỉ giúp bé hình thành phản xạ ngủ và buồn ngủ khi đến giờ mà còn giúp giấc ngủ đêm của bé được dài nhất, tốt nhất cho sự phát triển thể chất, trí não ở trẻ. Với các bé sơ sinh, hãy căn giờ để cho bé bú sữa trước đó, như vậy sau khi bú, bé sẽ dễ dàng đi ngủ theo lịch được bố mẹ đặt ra hơn.



Ảnh: InternetVới các bé lớn hơn, bố mẹ không nên cho con chơi quá giờ lý tưởng này, con sẽ dễ mệt mỏi, cơ thể sẽ tăng các chất dẫn truyền thần kinh giúp con chống lại sự mệt mỏi, từ đó càng khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn sau khi đã chơi quá giờ, dần dần tạo thành thói quen ngủ muộn cho con.

Mặc quần áo thoải mái cho trẻ khi đi ngủ

Làn da bé rất nhạy cảm, vì vậy để tránh kích ứng, cha mẹ thường chọn quần áo làm từ sợi vải tự nhiên (cotton) cho bé. Tuy nhiên, chọn vải thôi chưa đủ, ba mẹ còn phải để ý tới đồ mặc cho con khi ngủ, tránh cho bé phải mặc quá nhiều, thân nhiệt của bé tỏa ra khi ngủ bị ủ trong quần áo khiến bé nóng bức khó chịu, giấc ngủ không ngon. Hơn nữa còn dễ dàng bị cảm lạnh nếu để trẻ ra mồ hôi sau đó bế bé ra khỏi chăn ấm. Tương tự, không nên cho con mặc quá ít khi ngủ, thân nhiệt mất đi khi ngủ khiến bé bị lạnh và dễ bị bệnh hơn.



Ảnh: InternetỦ ấm cho trẻ

Quấn tã và ủ ấm cho trẻ là một trong những cách giúp trẻ có giấc ngủ sâu và hiệu quả. Trẻ sơ sinh thường không có cảm giác thân thuộc và an toàn với thế giới bên ngoài, vậy nên, hãy tạo cho bé một môi trường quen thuộc như đang nằm trong bụng mẹ, ấm áp và an toàn. Giữ ấm và bao bọc vừa đủ sẽ giúp bé thấy yên tâm và ngủ ngon hơn.


*

Ảnh: InternetVuốt ve bé thật nhẹ nhàng

Sau khi dỗ bé ngủ, đừng tiếp tục ôm bé, điều này sẽ tạo thành thói quen khiến bé rời khỏi vòng ôm sẽ tỉnh giấc hoặc không thể ngủ nếu không có người ôm. Bé ngủ rồi hãy nhẹ nhàng đặt xuống giường hoặc cũi, đừng quên đặt tay lên bụng, bàn tay và đầu bé, vuốt ve nhẹ nhàng để tạo cảm giác an toàn cho con, khiến con thấy dễ chịu mà tiếp tục giấc ngủ.


*

Ảnh: InternetKhông bỏ qua giấc ngủ trưa

Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ ngủ trưa nhiều sẽ khó ngủ vào ban đêm, đây là sai lầm. Ngủ trưa ở trẻ em hay người lớn đều có tác dụng giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tạm thời thả lỏng và tái tạo lại sức khỏe, hỗ trợ một tinh thần tỉnh táo. Bé có giấc ngủ trưa tốt sẽ có tinh thần thoải mái, tự nhiên sẽ ăn được ngủ được hơn.


Ảnh: InternetTạo không gian dễ chịu nhất cho giấc ngủ của trẻ

Đừng để phòng quá sáng, hãy tạo cho bé thói quen ngủ trong môi trường tối, để bé quen với việc trời tối nghĩa là cần đi ngủ. Khi đến giờ thức giấc, hãy kéo rèm hoặc mở đèn để bé tự nhận thức được sự thay đổi của ánh sáng và tự nhiên tỉnh.

Bên cạnh đó, giữ phòng bé luôn thoáng sạch, trong lành cũng là một yếu tố hỗ trợ giấc ngủ cho bé hiệu quả. Thế nhưng, đừng để bé ngủ trong môi trường quá yên lặng, nếu không bé sẽ dễ giật mình quấy khóc nếu bất chợt bị tiếng động lớn đánh thức.


Ảnh: InternetNhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ

Ngoài việc căn giờ ngủ, hãy quan sát để nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ con đang mệt mỏi và muốn đi ngủ để dỗ bé ngủ luôn. Đừng để đến khi con mệt rã rời mới ru ngủ, dễ khiến con khó đi vào giấc hoặc ngủ không sâu, ngủ mệt li bì.


Ảnh: InternetKể chuyện cho bé nghe

Đối với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đọc cho con một câu chuyện cổ tích, hãy đọc bất cứ thứ gì bạn có: một mẩu tin, mẩu chuyện thậm chí là công thức nấu ăn... trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn không hiểu được bạn đang nói gì, thế nhưng âm điệu, giọng đọc đều đều của bạn sẽ khiến bé thư giãn, dần chìm vào giấc ngủ.

Điều này không chỉ hình thành nên thói quen khi nghe đọc truyện sẽ dễ chìm vào giấc ngủ cho trẻ, khiến trẻ đỡ gắt ngủ mà thậm chí, những câu chuyện kể còn có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách, ý thức cho trẻ đấy.


Ảnh: InternetMát-xa nhẹ nhàng cho trẻ

Việc mát-xa khiến trẻ có cảm giác thư giãn, thoải mái và dễ dàng đi ngủ hơn là chỉ kể truyện. Hãy giúp trẻ mát-xa nhẹ nhàng khoảng 15p mỗi ngày để vừa giúp con ngủ ngon hơn, vừa tăng cường tuần hoàn máu giúp cơ thể và trí não con phát triển tốt hơn nhé.

Dùng bỉm thấm hút tốt và chống hăm

Nên dùng các loại bỉm siêu thấm, chống hăm để không phải đánh thức con dậy vào ban đêm vì thay tã. Khi bị cắt đứt, giấc ngủ đêm sẽ khó trở lại trạng thái yên bình như trước, lâu dần sẽ tạo cho con thói quen tỉnh dậy vào ban đêm.

Xem thêm: Cách Đấu Công Tơ Điện 1 Pha 2 Dây Là Gì, Nguyên Lý Và Cách Đấu Dây Ra Sao?


Ảnh: InternetHát ru ngủ

Đây là phương pháp truyền thống từ xa xưa của người Việt Nam và còn được áp dụng cho đến ngày nay. Hát ru vừa giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, có tác dụng giống như kể truyện, vừa tạo sự kết nối tình cảm kì diệu giữa mẹ và con.