Thụy Sĩ Không Có Quân Đội

Thụy Sĩ chỉ có 8 triệu dân, chưa từng tham gia NATO và EU, nhưng có lực lượng quân đội mạnh.

Bạn đang xem: Thụy sĩ không có quân đội

Trong nhiều thế kỷ, quốc gia nhỏ bé Thụy Sĩ đã thực hiện chính sách trung lập về vũ trang trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là nước trung lập duy nhất trên thế giới, như các nước Ai-len, Áo, Costa Rica cũng có lập trường không can thiệp như vậy. Nhưng Thụy Sĩ vẫn là nước nổi tiếng nhất về chính sách trung lập, và lâu đời nhất.

Tại sao nước này có vị trí độc đáo này trong nền chính trị thế giới?

Theo History.com, vào năm 1515, Thụy Sĩ thua Pháp trong trận Marignano và chịu tổn thất nặng nề. Sau thất bại, Thụy Sĩ từ bỏ chính sách mở rộng và tìm cách tránh xung đột trong tương lai. Tuy nhiên cho đến chiến tranh Napoleon mới thực sự đóng dấu Thụy Sĩ là quốc gia trung lập.


Thụy Sĩ bị Pháp chiếm đóng vào năm 1789 và trở thành một vệ tinh của đế chế Napoleon Bonaparte. Sau khi Napoleon thất bại ở Waterloo, các cường quốc châu Âu chính thức kết luận rằng một nước Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò là vùng đệm quan trọng giữa Pháp và Áo, góp phần ổn định trong khu vực. Tại đại hội Vienna năm 1815, các nước đã ký một tuyên bố khẳng định “sự trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.

*
Thụy Sĩ đóng vai trò vùng đệm trung lập giữa Pháp và Áo.

Thụy Sĩ duy trì quan điểm trung lập trong Thế chiến thứ 1 khi nước này huy động quân đội, chấp nhận người tị nạn nhưng từ chối không tham gia vào các liên minh quân sự.

Một thách thức quan trọng hơn đối với Thụy Sĩ là Thế chiến thứ 2, khi quốc gia này bị bao vây bởi các liên minh chiến tranh. Thụy Sĩ duy trì sự độc lập của họ bằng cách hứa sẽ đáp trả nếu bị xâm phạm. Nhưng họ tiếp tục giao thương với Đức quốc xã, một quyết định gây tranh cãi sau khi chiến tranh kết thúc.

Sau Thế chiến thứ 2, Thụy Sĩ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế bằng cách hỗ trợ các sáng kiến nhân đạo, nhưng vẫn giữ vai trò trung lập trong các vấn đề quân sự. Họ chưa bao giờ gia nhập các tổ chức như NATO hay EU, và chỉ gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 2002.


Lực lượng quân đội mạnh

Mặc dù đã trung lập từ lâu, nhưng quốc gia này vẫn duy trì một quân đội phục vụ phòng thủ, và yêu cầu tất cả nam giới từ độ tuổi 18-34 phải tham gia quân ngũ bán thời gian. Các tân binh bình thường phải hoàn thành 260 ngày phục vụ cho quân đội trước khi bước vào tuổi 34. Vì vậy có ý kiến cho rằng cả đất nước Thụy Sĩ đều là quân đội.

Hiện nay, với quân số chính quy 150.000 người và chiếm 6% tổng ngân sách, lực lượng vũ trang của Thụy Sĩ có qui mô bằng quân đội Áo, Bỉ, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển cộng lại. Vào thập kỷ 80, quân đội Thụy Sĩ từng có đến 800.000 quân.

*
Tuy chưa từng bị chiến tranh trong 200 năm, nhưng quân đội Thụy Sĩ luôn sẵn sàng (Ảnh: Berank)

Đã từ lâu chế độ quân dịch bắt buộc có ý nghĩa hình thành tính cách quan trọng đối với nam giới Thụy Sĩ. Những ai được chọn để trở thành sĩ quan sẽ không chỉ học về kỉ luật và các kĩ năng lãnh đạo mà những trải nghiệm quân đội còn giúp họ trong sự nghiệp kinh doanh.

Xem thêm: Quyến Rũ Trai Đẹp, Ngân Khánh Rơi Vào Bẫy Tình Của Chính Mình

“Quân đội Thụy Sĩ là môi trường rèn luyện kĩ năng lãnh đạo tốt nhất ở Thụy Sĩ”, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Thụy Sĩ, Trung tướng Andre Blattmann từng phát biểu với Reuters.