Uống cây kim ngân có tác dụng gì

Kim ngân hoa là vị thuốc được các danh y dùng nhiều để chữa bệnh bao đời nay, đặc biệt là các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa. Vậy Kim ngân hoa có tác dụng gì mà được ứng dụng chữa bệnh nhiều đến vậy? Hãy cùng Bách Thảo Dược tìm hiểu qua bài viết sau.

Bạn đang xem: Uống cây kim ngân có tác dụng gì


Tìm hiểu về vị thuốc Kim ngân hoa

Trước khi tìm hiểu về “Kim ngân hoa có tác dụng gì”, hãy cùng xem qua các đặc điểm nhận biết của cây thuốc này.

Kim ngân hoa là gì, đặc điểm nhận biết

Tên khoa học: Lonicera cambodianaHọ Kim ngân: CaprifoliaceaeTên gọi khác: Nhẫn đông

Kim ngân thuộc dây leo, phần non có lông mềm, phần thân bánh tẻ có màu đỏ nâu, thân già màu xám. Lá mọc đối có lông. Kim ngân hoa mọc đôi một ở kẽ lá gần ngọn. Khi mới nở hoa màu trắng chuyển sang vàng, có mùi thơm. Quả hình cầu màu đen.

*
Hình ảnh cây Kim ngân

Bộ phận dùng

Kim ngân hoa: Dùng hoa sắp nở của cây Kim ngân. (Flos Lonicerae).

Ngoài ra, cành và lá (Kim ngân cuộng – Caulis cum folium Lonicerae) cũng được sử dụng làm thuốc.

*
Vị thuốc Kim ngân cuộc

Phân bố

Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng làm thuốc, làm cảnh. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh: Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Kim ngân có thể trồng tại miền núi cũng như đồng bằng. Đất đai và khí hậu ở Hà Nội cũng thích hợp cho loài cây này. Cây Kim ngân có thể trồng bằng cách giâm cành: cắt những cành bánh tẻ dài chừng 20 – 60cm, khoanh thành khoanh, chôn xuống đất, để chừa đoạn sau cùng. Thời kỳ đầu trồng cây cần tưới nước đầu. Có thể trồng cây Kim ngân quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 9-10, hoặc tháng 2-3.

Thu hái và chế biến dược liệu Kim ngân hoa

Kim ngân hoa cần được thu hái lúc hoa sắp nở hoặc khi hoa vừa chớm nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng. Có thể hái riêng hoa, cành lá riêng, nhưng có thể hái hoa kèm theo một ít cành, về nhà mới phân chia cành riêng, hoa riêng.

*
Hình ảnh cây kim ngân – vị thuốc quý của dân tộc

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4-6 g Kim ngân hoa dưới dạng thuốc sắc, hay cao thuốc, rượu thuốc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp Kim ngân hoa với nhiều vị thuốc khác.

Kim ngân hoa có tác dụng gì?

Theo tác dụng trong Y học cổ truyền

Kim ngân hoa được sử dụng nhiều để chữa bệnh, thế nhưng không phải ai cũng biết về công dụng của vị thuốc này. Nếu bạn còn thắc mắc Kim ngân hoa có tác dụng gì thì thông tin sau sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Kim ngân hoa có vị ngọt. trong khi Kim ngân cuộng vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Vị thuốc từ cây Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt, dùng làm thuốc tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng; chữa viêm gan mạn tính, viêm gan virus, chữa viêm cầu thận cấp tính, chữa sốt xuất huyết.

Vậy trong dân gian, vị thuốc Kim ngân hoa có tác dụng gì? Vị thuốc này theo kinh nghiệm dân gian được dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi cùng dùng Kim ngân hoa để pha trà với tác dụng thanh nhiệt.

Theo các tài liệu kim cổ, Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ. Uống kim ngân hoa thời gian lâu nhẹ người tăng tuổi thọ.

Trên thực tế lâm sàng, Kim ngân hoa cũng thường được sử dụng: dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gầy đây, trên cơ sở thực nghiệm, Kim ngân được mở rộng chữa bệnh và đạt kết quả đối với các trường hợp: viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Kim ngân hoa

Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng Kim ngân hoa.

Các bài thuốc trị bệnh với Kim ngân hoa

Sau đây là một số bài thuốc với Kim ngân hoa với tác dụng chữa bệnh, mời bạn đọc tham khảo:

Bài thuốc K1 với Kim ngân hoa trị mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng (Đỗ Tất Lợi, 1960)

Thành phần: Kim ngân hoa 6g, 100ml nước, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g).Cách dùng: Đóng hàn kín túi, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì đóng cắn ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15p đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2-3 liều trên (từ 2-4 ống, trẻ em từ 1-2 liều (1-2 ống).

Bài thuốc K2 (Đỗ Tất Lợi, 1960)

Thành phần: tương tự như đơn thuốc K1, gia thêm 3g Ké đầu ngựa vào.Cách dùng: tương tự bài thuốc K1 đã trình bày ở trên.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu

Thành phần: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, Nước 200ml.Cách dùng: Sắc các thành phần trên, còn 100ml, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Bài Ngân kiều tán (bài thuốc Cổ phương) dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm

Thành phần: Kim ngân hoa 40g, Liên kiều 40g, Kinh giới tuệ 16g, Cát cánh 24g, Đạm đậu xị 20g, Bạc hà 24g, Ngưu bàng tử 24g, Đạm trúc diệp 16g.Cách dùng: Tất cả sấy khô, tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột.

Có lẽ bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về “Kim ngân hoa có tác dụng gì?”. Hãy đón đọc những bản tin về Cây thuốc quý tiếp theo của Bách Thảo Dược để cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé! Quý vị có nhu cầu sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giúp thanh nhiệt, giải độc, vui lòng liên hệ với các chuyên gia tại Bách Thảo Dược theo thông tin sau:

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Xem thêm: Bảng Giá Máy Bẻ Đai Sắt Xây Dựng Giá Cực Rẻ, Máy Uốn Đai Sắt Xây Dựng Giá Cực Rẻ

Văn phòng đại diện: LK16-12 Khu đô thị mới An Hưng, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.