Trần Trọng Kim Là Ai

Trần Trọng Kim là nhà sư phạm có uy tín trong xã hội thời bấy giờ, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921)...

Bạn đang xem: Trần trọng kim là ai


Trần Trọng Kim là nhà sư phạm có uy tín trong xã hội thời bấy giờ, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921); Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931; Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.

Đây là chính phủ kiểu hiện đại đầu tiên ở nước Việt Nam (không kể các triều đại phong kiến và chính phủ bảo hộ của Pháp trước đó) và Trần Trọng Kim là người đầu tiên có chức danh Thủ tướng ở Việt Nam. Danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn, sau Tuyên cáo Việt Nam độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1945.

*

Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư).

Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ, tổng cộng hơn bốn tháng.

Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Trần Trọng Kim lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng ở Quàng Châu và Hồng Kong, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới.

*

Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì. Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi. Tuy chỉ mang tính chất bù nhìn, nhưng trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam kỳ vào đất nước Việt Nam và thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn.

Xem thêm: Sách Hình Học 10 Nâng Cao Chi Tiết, Sách Giáo Khoa Hình Học 10 Nâng Cao

Hành chính được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa. Nhận xét về Đế quốc Việt Nam, sách "Nội các Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử" kết luận: "Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền bản xứ tồn tại ở Việt Nam từ sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp cho tới Cách mạng Tháng Tám chính là một hệ thống chính quyền bù nhìn của người Nhật, do người Nhật dựng nên nhằm phục vụ mục tiêu chiếm đóng và tác chiến của quân đội Nhật.

Tuy nhiên, đó chỉ là một chính quyền bù nhìn thụ động, không phải là chính quyền tay sai đắc lực của người Nhật. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó, Nội các Trần Trọng Kim đã có một số đóng góp tích cực đối với sự phát triển của phong trào dân tộc chủ nghĩa, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất quốc gia, nhưng về căn bản thì Nội các đã thất bại trong việc thực thi một loạt các chính sách do nó tự đề ra, đặc biệt là nó đã bất lực trong việc giải quyết nạn đói ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ."