GIÁO DỤC TOÀN DIỆN LÀ GÌ

Trước hết, hãy nhìn vào mặt đối lập của nó là giáo dục phiến diện. Đặc trưng dễ nhận thấy của giáo dục phiến diện chính là giáo dục vì điểm số, có phân ra môn chính và môn phụ, coi trọng thành tích học tập quan trọng hơn trải nghiệm học tập, lý thuyết hơn thực hành…

Sản phẩm đầu ra của giáo dục phiến diện là những đứa trẻ khiếm khuyết về thể lực, sự năng động, khả năng cảm thụ nghệ thuật, kỹ năng sống, sự trải nghiệm vững vàng về tâm lý, cảm xúc, tình cảm xã hội…

Ngày nay đã có nhiều cha mẹ không hài lòng với những đứa trẻ như vậy. Chúng có thể làm việc hiệu quả, nhưng không phải là một cá thể sinh động, đầy màu sắc, trọn vẹn. Và họ bắt đầu đi tìm giáo dục toàn diện cho con.

Bạn đang xem: Giáo dục toàn diện là gì

Giáo dục toàn diện ngày nay thường bao gồm những môn như: Toán, Ngôn ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Thể thao, Nghệ thuật, Kỹ năng sống, và Năng khiếu đặc biệt.

*

TOÁN:

Nếu con học giỏi Môn Toán Việt Nam, con hoàn toàn tự tin học Toán của của Mỹ và phương Tây. Xét về bài thi SAT thì học sinh châu Á có điểm thi phần Toán rất cao, và khá thành công khi học các môn học liên quan đến Toán học ở nước ngoài. Điểm SAT của học sinh fashionssories.com thường đạt trên 1.450, có những em đạt tuyệt đối khi mới 16 tuổi.

NGÔN NGỮ

Thứ nhất là ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Việt. Nếu bạn thấy con dùng tiếng Việt nói và viết chưa tốt, một cách hay để bổ sung là cho bé đọc sách văn học, bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học dịch, thơ vè.

Ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh. Tiếng Anh không phải là ngoại ngữ nữa rồi, mà là ngôn ngữ thứ hai của học tập và công việc. Như vậy, hết cấp 1 bé phải có trình độ A2, hết cấp 2 có trình độ B2, hết cấp 3 có trình độ C2. Mọi cấp độ thấp hơn như hết cấp 3 có trình độ B1 theo chuẩn của Việt Nam hay IELTS 6.5 để đủ điểm du học đều là các mức độ tối thiểu. Học sinh của fashionssories.com vừa được học chương trình Mỹ, vừa được học tiếng Anh học thuật nên kiến thức, sự hiểu biết bằng ngôn ngữ Anh và điểm học thuật IELTS thường trên 8.0, không thua bao nhiêu so với học sinh bản xứ.

Nhóm thứ 3 là tiếng nước ngoài: Nếu bạn hướng tới châu Á thì nên học tiếng Trung vì đây là ngôn ngữ quan trọng do độ phủ sóng khắp toàn cầu của ngôn ngữ này, dù bạn thích hay không thích văn hóa Trung Quốc. Tiếng Nhật và tiếng Hàn cũng ngày càng hữu dụng khi Việt Nam ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa với các nước này. Để kết nối với châu Âu thì có các ngôn ngữ Tây Ban Nha, Đức…, còn với châu Mỹ thì tiếng Tây Ban Nha đáng là một lựa chọn. Dù Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, và chúng ta là thành viên tổ chức các nước nói tiếng Pháp, nhưng chúng ta phải chấp nhận sự thật là tiếng Pháp ngày càng mất vị thế của mình so với tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha.

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (SCIENCE)

Trái lại với môn Toán, dạy khoa học lại là điểm yếu của giáo dục Việt Nam. Quá nhiều lý thuyết, quá ít thực hành. Và dạy khoa học không dẫn tới tư duy khoa học, tinh thần khoa học, sự sáng tạo, phát minh, chế tạo.

Mỹ và các nước phương Tây dạy khoa học tốt hơn châu Á nhiều. Giáo dục Khoa học của Mỹ có thế mạnh là khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tìm tòi, chế tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá tri thức mới, hơn là ngồi học cho thuộc các khái niệm cũ kỹ theo kiểu châu Á, nên Mỹ dẫn dắt nền khoa học toàn cầu. Việt Nam dù sao vẫn là vùng trũng về khoa học, và chúng ta phải mạnh dạn để con em mình học hỏi chương trình Mỹ và phương Tây ở lĩnh vực này.

KHOA HỌC XÃ HỘI (SOCIAL STUDIES)

Khoa học xã hội là về con người và cuộc sống. Đừng quá quan trọng sách giáo khoa. Hãy cho con bạn được tìm hiểu xã hội thông qua cuộc sống thực để chúng tự cảm nhận và suy ngẫm. Có 1001 cách học các môn khoa học xã hội. Ngoài sách ra, bạn có thể cho trẻ đi du lịch khám phá, vui chơi ở các lễ hội dân gian, làm các công việc từ thiện, cộng đồng. Một đứa trẻ ngây ngô có thể là vì cha mẹ không cho chúng tiếp xúc thật sâu và tương tác với cuộc sống sinh động ở môi trường xung quanh. Đứa trẻ thành thị được cha mẹ bảo bọc từng miếng ăn, giấc ngủ có thể là đứa trẻ bị tước đi môi trường để tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống xã hội. Cha mẹ ở Mỹ có thể chính là các giáo viên dạy khoa học xã hội tốt nhất cho con mình thông qua cuộc sống hàng ngày.

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Việt Nam yếu ở môn này. Sản phẩm của chúng ta là những cô cậu học nhiều, mắt cận, thư sinh.

Người Mỹ và phương Tây thích những đứa trẻ mạnh mẽ, năng động, hoạt bát. Niềm tự hào của học sinh trung học phương Tây là biết chơi bao nhiêu môn thể thao, và là thủ lĩnh ở các đội thể thao nào. Với người Việt Nam, một trong những dân tộc có thể hình khiêm tốn nhất thế giới thì việc chơi nhiều thể thao hơn để cải thiện thể lực và sức khỏe là không bao giờ đủ.

Khi con bạn bước vào trung học (lớp 6), thì đây là cơ hội cuối cùng, giai đoạn vàng cuối cùng để chúng phát triển chiều cao lý tưởng mà chúng ta mong ước. Thể thao, chất lượng giấc ngủ và dinh dưỡng khoa học là 3 thứ mà người Việt cần học và làm theo người Mỹ và phương Tây, thay vì bám khư khư vào bữa ăn truyền thống, cũng như thói quen xem thể thao qua TV chứ không chơi thể thao ngoài trời của rất nhiều gia đình Việt chúng ta.

NGHỆ THUẬT

Học sinh Việt Nam chúng ta rất dở về cảm thụ nghệ thuật. Lý do là các em không được dạy bài bản từ nhỏ về nghệ thuật. Ở Mỹ có các hình thức nghệ thuật như thế này:

Nghệ thuật thị giác (Visual Art): hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh Nghệ thuật ứng dụng (Applied Art): kiến trúc, thiết kế Nghệ thuật biểu diễn (Performing Arts): khiêu vũ, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, xiếc, ảo thuật…

Học sinh của chúng ta không được học sâu những bộ môn nghệ thuật này. Hiện nay chương trình chính thống của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam khá nghèo nàn sự lựa chọn, và những trường lớp ngoài giờ thì rất ít nơi có chất lượng tốt.

GIAO TIẾP XÃ HỘI/ KỸ NĂNG SỐNG/ PHẨM CHẤT

Thay vì đi học các lớp kỹ năng sống và cảm xúc, hãy cho trẻ được sống cuộc sống chân thực và có những cảm xúc thực sự. Một tuần ở với ông bà, cô chú khác một lớp học kỹ năng sống. Một trại hè ở nước ngoài tốt hơn nhiều lần giảng dạy của cha mẹ về tư duy hội nhập. Một lần đi làm từ thiện tốt hơn một bài học về đạo đức trong sách giáo khoa.

NĂNG KHIẾU ĐẶC BIỆT

Phần cuối cùng của giáo dục toàn diện là việc tìm hiểu xem con của bạn có tài năng gì? Ngoài học giỏi, chúng chơi môn thể thao hay nghệ thuật nào giỏi? Chúng có say mê gì đặc biệt? Ngay cả khi không có gì nổi trội cũng không sao, tài năng có thể nảy nở ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Nhiệm vụ của người làm cha mẹ chúng ta là kiên nhẫn gieo trồng, kiên nhẫn quan sát, không để những ảo tưởng che khuất cái nhìn chân thực về tài năng của con. Tài năng của đứa trẻ ở đâu, cha mẹ phải là người đi tìm. Và bằng tình yêu cha mẹ dành cho con, bạn chắc chắn sẽ tìm ra ít nhất là một tài năng, vì không một đứa trẻ sinh ra mà không có một tài năng nào cả, chỉ là bạn chưa thật sự phát hiện ra nó mà thôi.

Xem thêm: Thiếu Gia Tân Hoàng Minh - Gia Thế Khủng Của Denis Đỗ

Như vậy, giáo dục toàn diện là giáo dục sâu sắc và cân bằng giữa rất nhiều thái cực: thể chất và trí tuệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, lý thuyết và thực hành, dân tộc và quốc tế… Dù rằng ai cũng sẽ có một nghề nghiệp chuyên môn, có sở trường riêng, nhưng một đứa trẻ được giáo dục toàn điện ngay từ nhỏ chắc chắn sẽ có cuộc sống cân bằng, phong phú và hạnh phúc hơn một đứa trẻ phát triển “lệch”. Và nếu chương trình học ở trường hiện còn đang “lệch”, cha mẹ hoàn toàn có thể tìm nơi và cách cân bằng lại cho con bằng chính tình yêu và sự quan tâm của mình.