Theo quy định của Liên đoàn cầu lông thế giới (Badminton World Federation – BWF), sân cầu lông có hình chữ nhật, được xác định bởi các đường biên.

Bạn đang xem:

Vậy bạn đã biết kích thước sân cầu lông dành cho các trận đánh đơn và đánh đôi được quy định trong luật là bao nhiêu chưa? 

*

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem kích thước sân cầu lông chuẩn quốc tế là như thế nào nhé.


Vì sao cần có kích thước sân cầu lông chuẩn?

Trên thực tế, khi chơi cầu lông để giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe thì chúng ta không cần thiết phải có cho mình sân cầu lông có kích thước đạt chuẩn.

Tuy nhiên, khi tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông chuyên nghiệp thì sân cầu lông có kích thước chuẩn là vô cùng quan trọng.

*

Kích thước sân cầu lông chuẩn sẽ giúp trận đấu diễn ra đúng luật định, đảm bảo công bằng và dễ dàng tìm ra người chơi, độ chơi chiến thắng khi thi đấu cầu lông.

Kích thước sân cầu lông bằng bao nhiêu?

Theo thể thức thi đấu bộ môn cầu lông, nó được chia làm hai nội dung thi đấu đó là đánh đơn và đánh đôi.

Chính vì lý do này mà kích thước sân cầu lông cũng được chia làm hai kích thước sân gồm sân cầu lông tiêu chuẩn dùng cho đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi. 

*

Kích thước sân cầu lông đánh đơn.

Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, kích thước sân cầu lông đánh đơn đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế là một sân đấu có hình chữ nhật và bao gồm các thông số kích thước sau:

– Tổng chiều dài sân đấu: 13.40m.

– Chiều rộng sân cầu lông đơn: 5.18m (trừ hai đường bên so với sân đôi).

– Độ dài đường chéo sân: 14.30m.

– Độ dày của đường kẻ biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu nền sân.

*

– Lưu ý, kích thước sân cầu lông khi kẻ sân được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

Kích thước sân cầu lông đánh đôi.

Cũng theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), kích thước sân cầu lông đánh đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế là một sân đấu có hình chữ nhật và bao gồm các thông số kích thước sau:

– Tổng chiều dài sân đánh đôi: 13.40m.

– Chiều rộng của sân cầu lông đánh đôi: 6.1m.

– Độ dài đường chéo sân: 14.70m.

– Độ dày của đường kẻ biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu nền sân.

– Lưu ý, kích thước sân cầu lông đánh đôi được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

*

Trong thực tế sử dụng, các sân cầu lông dùng tập luyện và thi đấu mà chúng ta thường thấy là sân tổng hợp dùng cho cả đánh đơn lẫn đánh đôi.

Ngoài ra, sân cầu lông đạt tiêu chuẩn thi đấu của liên đoàn cầu lông thế giới thì nó còn phải đáp ứng một số quy định nữa đó là:

– Phần trên không của sân thấp nhất là 9m, khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2m và không có bất cứ vật cản nào.

– Đối với hai sân cầu lông sát nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất phải là 2m.

– Tường bao xung quanh sân cầu lông tốt nhất là màu sẫm và sân phải kín không được để gió luồn vào.

Cách vẽ sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu.

Với kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn ở trên thì bạn đã biết cách vẽ sân cầu lông cho mình chưa?

Nếu chưa, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé.

Để kẻ được sân cầu lông thì bạn cần chuẩn bị cho mình những thứ sau đây:

– Một mặt sân phẳng có kích thước nhỏ nhất là 17.4 x 10.1m (dài x rộng). Do khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2m.

– Một thước dây có chiều dài 30 hoặc 50m.

– Vài cuộn băng dính dán được nền sân.

– Một xô nước vôi hoặc sơn.

– Một con lăn sơn loại bé hoặc cây chổi quét sơn loại bé.

*

– Tốt nhất nên có 2 người trở lên sẽ dễ làm hơn.

Tiếp theo, bạn sẽ đo bằng thước dây và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông.

Dùng băng dính để tạo khung cho đường kẻ sân cầu lông và lấy sơn hoặc vôi để quét thành đường biên sân.

Sau đó, tiếp tục đo và kẻ các đường nằm trong sân thi đấu cầu lông.

Cuối cùng, sau khi sơn khô thì chúng ta bóc băng dính là hoàn thành xong công việc kẻ sân cầu lông.

Lưu ý, chúng tôi thực hành vẽ trên sân gạch hoặc bê tông, với các mặt sân khác thì bạn làm tương tự.

Nếu hướng dẫn kẻ sân cầu lông ở trên khó hiểu và khó áp dụng cho mình thì bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn kẻ sân cầu lông dưới đây:

Quy định thiết kế sân cầu lông thi đấu.

Như vậy, bạn đã nắm rõ được kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn và cách vẽ sân cầu lông thi đấu rồi đúng không? Ở trong phần tiếp theo của bài viết tìm hiểu kích thước sân cầu lông này.

chúng tôi xin chia sẻ thêm với bạn một số quy định quan trọng cần lưu ý khi thi công sân cầu lông theo tiêu chuẩn thi đấu thế giới. Cụ thể các quy định này gồm có:

– Về trụ cầu lông, hai cột lưới có chiều cao tiêu chuẩn bằng 1m55 tính từ mặt sân và cột trụ phải đủ chắc chắn, đứng thẳng khi lưới được căng lên.

*

Hai cột trụ cầu lông và các phụ kiện đi kèm như ghế trọng tài không được đặt vào trong sân.

Theo quy định, hai cột trụ phải được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi (như hình ảnh sơ đồ sân cầu lông ở trên).

– Về lưới cầu lông, lưới phải được làm từ những sợi ny lông hoặc sợi tổng hợp mềm, màu đậm và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm, không lớn hơn 20mm.

Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân là 6.7m.

Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới .

*

– Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn và ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.

Theo quy định, chiều cao lưới cầu lông ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1.524m và cao 1.55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi.

– Trong luật cầu lông cũng quy định, không được có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới (lưới phải được kéo sát vào thân trụ cầu lông).

Kích thước Cầu lông thi đấu

Sân đánh đôi:

Chiều dài: 13,4mChiều rộng: 6,1mĐộ dài đường chéo sân: 14,7m

Sân đánh đơn:

Chiều dài: 13,4mChiều rộng: 5,18mĐộ dài đường chéo sân: 14,3m

Kích thước cầu lông trong thi đấu: sân đánh đơn – đôi hoặc sân đánh đơn

Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 4 Cm.

Các đường biên đều phải dễ nhìn, tốt nhất là đường mầu trắng hoặc vàng.Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách khi thử có thể kẻ thêm 4 dấu 40 mm x 40 mm phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần bên giao cầu bên phải, cách đường biên ngang cuối sân 530 mm và 990 mm.

*

Khi kẻ các dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thước đã nêu, nghĩa là dấu phải cách với cạnh ngoài của đường biên ngang cuối sân từ 530 mm đến 570 mm và từ 950 mm đến 990 mm.Mọi vạch kẻ đều là phần của diện tích được xác định.Nếu mặt bằng không cho phép kẻ được sân đánh đơn và đôi thì kẻ sân đánh đơn như trong sơ đồ “B”.Đường biên ngang cuối sân cũng đồng thời là đường biên giao cầu xa, các cột trụ hoặc bằng vải hay các vật liệu khác thay cho cột đều phải đặt trên đường biên dọc.

Cột căng lưới sân cầu lông

Cột căng lưới phải cao 1m 55 kể từ mặt sân, các cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A.

Trường hợp không thể làm được cột trên các đường biên dọc, có thể dùng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4 mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới Trên sân đánh đôi, các cột hay các vật thay thế phải được đặt trên các đường biên dọc của sân đánh đôi, dù thực tế là thi đấu đơn hoặc đôi.

Xem thêm: 10 Cách Chọn Đồ Chơi Giúp Bé Nhanh Biết Nói Dễ Dàng Và Nhanh Chóng

*

Lưới cầu lông

Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15 mm và không quá 20 mm.Lưới phải có chiều ngang 760 mm.Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75 mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột.Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m 524 ở vị trí giữa sân và 1m 55 tại đường biên dọc sân đôi.Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.

*