Tượng Thần Trà Lục Vũ

Lục Vũ (733 – 804), tự là Hồng Tiệm (季疵), xưng Tang Trữ Ông, tên hiệu khác là Cảnh Lăng Tử, Đông Cương Tử, Trà Sơn Ngự Sử. Ông còn có tên khác là Tật, hiệu Quý Tì. Người Cảnh Lăng, Phức Châu thời nhà Đường (nay là thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Ông là người có kinh nghiệm sống phong phú, học vấn sâu rộng, có nhiều sáng tạo trong các lĩnh vực Văn học, Lịch sử, Kí kịch, Âm vận, Phương chí, Thư pháp…Tuy nhiên, ảnh hưởng được người đời sau nói đến nhiều nhất của ông lại là nghiên cứu về trà. Ông suốt đời yêu thích trà, đã viết cuốn sách chuyên nghiên cứu về trà là: Trà Kinh đây là bộ sách lý luận Trà học chuyên môn đầu tiên trên thế giới. Lục Vũ được người đời sau tôn lên là Trà thánh, đó là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung hoa.

Bạn đang xem: Tượng thần trà lục vũ

*

Cuộc đời

Lục Vũ là người có tính khôi hài, đã từng có thời là diễn viên hề. Ông không thích làm quan, chỉ thích đóng cửa đọc sách. Ông có quan hệ thân thiết với các nhà thơ: Kiểu Nhiên, Mạnh Giao; nhà thư pháp Nhan Chân Khanh, nhà thơ nữ Lý Quý Lan cũng là bạn thân thiết của ông. Ông là người có tài thơ văn, nhưng thơ văn của ông còn lưu truyền lại không nhiều. Cuộc đời ông có nhiều chuyện mang tính truyền kỳ, nên truyền thuyết về ông trong dân gian rất nhiều.

Truyền thuyết

Tên đặt

Thần trà Lục Vũ (陆羽) là người ở Cánh Lăng (竟陵), Phục Châu (复州) thời Đường. Tương truyền, khi ông mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông, được nhà sư Tích Công (积公) trụ trì chùa Long Cái (龙盖) phát hiện. Chùa Long Cái ở đất Cảnh Lăng (nay là Thiên Môn, Hồ Bắc). Một ngày trong năm Khai Nguyên thứ 21 đời Đường (733), Đại hòa thượng Thích Công dạy sớm, nghe có tiếng chim nhạn. Ông đi ra cửa chùa nhìn thấy một đàn chim nhạn vỗ cánh bay trên đê, dáng vẻ của chúng không thật bình thường. Ông lại gần xem, thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đang nằm trên đê, lạnh cóng và đang khóc khản cả tiếng. Đàn chim đang dùng cánh che chở, ủ ấm cho bé. Hòa thượng liền bế em bé về nuôi dưỡng. Vì bé được tìm thấy dưới cánh chim nhạn nên hòa thượng đặt tên là Lục Vũ.

*
Vào một buổi chiều, nhà sư Tích Công đang tản bộ bên hồ ở Cánh Lăng, Phục Châu, trông thấy một con chim nhạn đang đậu cách hồ không xa cất tiếng kêu không ngớt, dường như có ý muốn nói với mình. Nhà sư cảm thấy kỳ lạ liền bước đến xem. Quả nhiên dưới cánh chim có một đứa bé mới sinh không lâu đang nằm ngủ. Nhà sư động mối thiện tâm bèn đem đứa bé về chùa nuôi dưỡng và đặt tên là “Tật” (疾).Tên gọi Lục Vũ là do ông tự chiêm bốc mà đặt ra. Lục Vũ sau khi lớn, quyết tâm tìm cho mình một cái tên có ý nghĩa. Một hôm, ông dựa vào “Chu Dịch” (周易), dùng cỏ Thi để bói cho mình một cái tên, được quẻ “Tiệm” (渐). Hào từ của quẻ là:“Hồng tiệm vu lục, kỳ vũ khả dụng vi nghi.”“鸿渐于陆, 其羽可用为仪”Ý nghĩa chim hồng nhạn đã dần về đất liền, bộ lông đẹp của nó có thể làm ra vật trang sức dùng trong lễ nghi. Lục Vũ cho đây là một quẻ tốt, ngụ ý sâu xa, có ý nghĩa tốt lành, vì thế, lấy chữ “Lục” trong quẻ để làm họ, lấy chữ “Vũ” làm tên, lấy “Hồng Tiệm” làm tự. Tên gọi Lục Vũ lưu truyền thiên cổ đã ra đời như thế.

Không thích Phật học

Ban đầu, Hòa thượng gửi Lục Vũ ở nhà một nho sĩ họ Lý, khi lên 6 tuổi ông quay về sống cùng Đại hòa thượng Tích Công. Nhưng Lục Vũ lại không có chí đi theo nhà Phật, mà để tâm nghiên cứu Nho giáo. Giận Lục Vũ không biết nghe lời, Tích Công hòa thượng phạt ông phải làm công việc tiện vụ như lau rửa nền nhà, trộn bùn đắp tường, cõng ngói lợp chùa. v.v… Ông không hề kêu ca, lặng lẽ làm tốt các công việc được giao, ông chú tâm vào Nho học. Do khổ công rèn luyện, Lục Vũ đã học được không ít kiến thức.Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sông Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ Giang Nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành.

*
Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22 tuổi mới bắt đầu xuất du, đi qua các đất Ba Sơn, Giáp Châu lên tới Nghĩa Dương quận miền Bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24 tuổi, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết Đông. Ông tiến hành nghiên cứu thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi.Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình. Lục Vũ 28 tuổi, du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà “nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người”, là cống phẩm dâng hoàng đế. Ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên.Được sự giúp đỡ của Nhan Chân Khanh (颜真卿), một thư pháp gia nổi tiếng, ông đã đọc được rất nhiều sách, nắm được một số lượng lớn những tư liệu lịch sử quý giá về trà.

*

Những câu chuyện về trà

Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà. Ngay từ khi còn nhỏ Lục Vũ đã biết pha trà cho hòa thượng, dần dần cũng biết cách thưởng thức trà. Ông không những biết uống trà, pha trà, mà còn biết để ý học hỏi những người xung quanh cách sản xuất trà và kinh nghiệm về uống trà. Do chăm chỉ nghiên cứu Nho học và ngày càng lạnh nhạt với Phật học, vì vậy thường bị đánh đòn nên ông đã trốn đi khỏi chùa. Tích Công hòa thượng rất sành uống trà, nếu không phải trà do Lục Vũ pha thì không uống. Từ khi Lục Vũ bỏ đi, uống trà do người khác pha, hòa thượng đều thấy nhạt nhẽo vô vị, đành từ bỏ thú vui uống trà. Sau khi Đại Tông hoàng đế nghe được câu chuyện đó, bèn triệu hòa thượng Tích Công vào cung, ra lệnh người trong cung pha trà cho ông uống, để thử khẩu vị của hòa thượng. Khi nhấp một ngụm trà, hòa thượng đã chau mày nhăn mặt không uống nữa. Thấy vậy, hoàng đế cho người đi khắp nơi tìm bằng được Lục Vũ, bí mật triệu vào cung, ra lệnh pha trà. Tích Công hòa thượng sau khi uống thử, luôn miệng ca ngợi và cao hứng nói rằng: Đây đúng là trà do Lục Vũ pha.

*

Trong Loạn An Sử, Lục Vũ về Hán Thủy, vượt Trường Giang ẩn cư ở Chiết Giang lánh nạn. Ông vào ở trong chùa Diêu Khê (nay là Ngô Hưng), tự xưng là Tang Trữ Ông, bắt đầu viết Trà Kinh. Trong thời gian này ông đi khảo sát thực tế ở Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam… Một lần trên đường đi ông gặp Lý Quý Khanh (là người đang trên đường đi nhận chức Thứ Sử Hồ Châu), rất ngưỡng mộ sự hiểu biết về trà của Lục Vũ. Một hôm thuyền đi qua Dương Tử (nay là Nghi Trưng Giang Tô), Lý Quý Khanh lệnh cho binh sĩ đi Nam Nhũ lấy nước để pha trà. Vốn là chất nước ở Nam Nhũ (một trong 3 dòng chảy của Trường Giang) có vị rất trong mát nổi tiếng là pha trà tốt. Khi binh sĩ mang nước quay về, chuẩn bị pha trà thì Lục Vũ lắc đầu nói: Đây không phải là nước Nam Nhũ, đây có lẽ là nước sông ven bờ. Khi Lý Quý Khanh hỏi người đi lấy nước. Binh sĩ vô cùng kinh ngạc không dám nói dối, vội nói thật: Tôi đã đến Nam Nhũ lấy đầy một bình, nhưng khi quay về, do sóng lớn, nước trong bình đổ mất một nửa, sợ bị trách mắng, bèn lấy nước ở ven sông đổ vào cho đầy. Những người có mặt ở đó đều thán phục tài phân biệt nước của Lục Vũ.

*

Hai vợ chồng Lư Đồng, ở trấn Ô, huyện Đằng Hương, Chiết Giang mở một quán trà, nhưng việc làm ăn không phát đạt, cuộc sống khó khăn. Lư Đồng nghe nói trà ở Thái Hồ có thể cho phép người đến hái, bèn đến Thái Hồ, anh ta mới phát hiện ra rằng, từ trước đến giờ chỉ biết bán trà đã chế biến, mà chưa biết cây trà, lá trà ra sao cả. Anh ta đành loanh quanh ở đó, mong có người đi qua để hỏi. Bỗng nhiên, Lư Đồng phát hiện có một ông lão nằm hôn mê trên bãi cỏ ven đường, anh ta liền đến đỡ ông lão dậy, tay day huyệt nhân trung, gọi lớn: Cụ ơi! Cụ ơi. Ông lão từ từ tỉnh dậy, nhìn Lư Đồng gật đầu, rồi chỉ tay vào chiếc giỏ để cạnh người. Lư Đồng đoán được ý của ông, liền lấy ở trong giỏ ra nhai mớm cho ông lão. Ông lão dần lấy lại sức, hóa ra đó chính là Lục Vũ. Ông lên núi hái trà, thử nhấm các loại trà khác nhau để phân biệt vị, nhưng không may hái nhầm phải loại lá độc, vì vậy bị ngã ra bất tỉnh. May kịp thời ăn được lá trà giải độc, nên lại được an toàn. Biết Lư Đồng cũng đến hái trà, hai người kết thành tri kỷ, rồi Lục Vũ giảng giải kiến thức về trà cho Lư Đồng. Sau đó Lư Đồng mang trà ra pha để bán. Khách hành sau khi uống loại trà mới này, đều cảm thấy sảng khoái. Tin đồn lan đi, khách hàng lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức loại trà kỳ diệu của quán Lư Đồng. Từ đó quán làm ăn rất phát đạt.

*

Chuyện tình với Lý Quý Lan

Khi mới tìm thấy Lục Vũ, hòa thượng Tích Công gửi Lục Vũ ở nhà Lý Nho (một Nho sĩ). Nhà họ Lý này cũng có một con gái nhỏ trạc tuổi Lục Vũ, tên là Lý Quý Lan. Hai người cùng lớn lên bên nhau thân thiết như anh em ruột thịt. Lý Nho dạy dỗ hai người học kinh thư, viết văn, làm thơ. Khi Lục Vũ sáu tuổi thì Lý Nho phụng mệnh đến Giang Nam làm quan, vì vậy Lục Vũ phải từ biệt gia đình họ lý.

Trong một lần dự Hội thư. Các văn sĩ thích thơ văn đều tập trung đến đó, tình cờ Lục Vũ gặp lại Lý Quý Lan (người bạn thời thơ ấu). Họ cùng uống rượu, ngâm thơ, nói chuyện. Hai người rất tâm đầu ý hợp, tình cảm sâu nặng. Nào ngờ, cuối năm Đường Đại Lịch, triều đình hạ chiếu triệu Quý Lan vào cung để ngâm thơ, ca hát cho Đường Đại Tông nghe. Sau khi Đại Tông chết, Đức Tông lên ngôi. Quý Lan nhiều lần muốn xin quay về, song đều không được phê chuẩn.

Năm 783, xảy ra binh biến Kinh Nguyên. Đức Tông và triều đình bỏ chạy về phía Tây. Những người bị bắt (trong đó có Quý Lan) oán hận Đức Tông. Lý Quý Lan đã viết những dòng thơ tỏ ý bất mãn với Đức Tông, nào ngờ năm sau Đức Tông trở về kinh thành, có người đem chuyện đó cáo giác làm nhà vua nổi giận, hạ lệnh giết Quý Lan. Lục Vũ vô cùng đau đớn, ông thề rằng không bao giờ lấy vợ, ở vậy thờ Quý Lan.

Cũng thời gian đó, hoàng đế nhiều lần mời Lục Vũ vào kinh thành làm quan, nhưng ông không ưa danh lợi, đều một mực từ chối. Từ đó về sau ông càng để tâm vào viết Trà Kinh. Bằng kinh nghiệm đúc kết được của mình, tổng kết một cách có hệ thống việc sản xuất, chế biến, pha trà, uống trà. Ông còn kể rất nhiều chuyện có liên quan đến lịch sử của trà. Đây là bộ sách đầy đủ nhất trong thời cổ đại viết về trà ở Trung Quốc.

*

Đổi ngựa lấy Trà Kinh

Tương truyền người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý. Hàng năm họ đều cử người đến Đường triều đổi ngựa lấy trà. Năm đó, sứ thần Hồi Hột nói với sứ giả nhà Đường rằng: Năm nay chúng tôi mang ngàn con ngựa tốt đến để đổi một cuốn sách, tên là Trà Kinh. Sứ thần nhà Đường đang đêm phải quay về kinh, tấu lên hoàng đế. Hoàng đế nhà Đường triệu tập các học sĩ vào, tìm cuốn sách này, nhưng tìm khắp các kho sách của hoàng cung mà cũng không tìm thấy, Thái sư tâu rằng: Mười mấy năm trước đây, nghe nói có một người tên là Lục Vũ, rất giỏi về trà, có lẽ Trà Kinh là tác phẩm của ông ta. Nay, cho người về vùng Giang Nam, nơi Lục Vũ sống, mới có thể tìm được. Hoàng đế lập tức cho người đến Hồ Châu. Nhưng khi đến đó thì Phương trượng trong chùa nói rằng: nghe nói, cuốn sách đó đã được đưa về quê hương của Trà thánh ở Cảnh Lăng rồi. Sứ giả triều đình vội về Cảnh Lăng, đến hỏi thăm ở chùa Tây Tháp. Hòa thượng ở chùa Tây Tháp nói: Trà thần đã mang sách về Hồ Châu rồi. Nghe vậy quan viên sứ giả của triều đình đều cảm thấy thất vọng và chán nản. Đang định quay về triều thì bỗng có một thư sinh đến chặn đầu ngựa lại nói rằng: Tôi là người Cảnh Lăng, đến dâng của quý lên triều đình. Nói xong dâng lên ba quyển Trà kinh. Người đó là nhà thơ Bì Nhật Hưu.

Sứ giả về triều, giao sách quý. Từ đó về sau, Trà kinh trở thành cuốn sách quý lưu truyền ở phía tây bắc Trung Quốc, sau truyền đến Trung Á, Tây Á và nhiều nước ở Châu Âu.

Trà kinh đã được dịch ra tiếng Việt, bản dịch của Trần Quang Đức, Nhà xuất bản Văn học, 2008.

*

Trà Kinh

Lục Vũ biên soạn đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 chương

Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây trà, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng trà, công dụng của trà đối với sinh lý con người.

Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng trà, hái trà, chế biến trà.

Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp trà đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.

Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) trà, uống trà.

Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.

Lục chi ẩm: nói về uống trà, phương pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.

Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích trà và các trà thoại về trà, lịch sử cây trà, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của trà.

Bát chi xuất: nói về các vùng trà, phân bố các vùng trà Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.

Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.

Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.

Cuốn Trà Kinh là cuốn sách Bách khoa toàn thư về trà lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử trà Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén trà tại quê hương Thiên Môn của ông.

*

Cửu đạo trà

Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.

Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà.

Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.

Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần.

Mân: hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra.

Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu.

Chân: rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà.

Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống.

Xem thêm: 'Violet Evergarden: The Movie' Is Coming To Netflix In October 2021

Ẩm: thưởng thức hương vị trà

*
Cả đời Lục Vũ rất thích trà và đã chuyên tâm nghiên cứu. Trong thời gian ẩn cư ở Triết Giang, ông tìm hiểu về lịch sử của trà, cặm cụi viết bộ “Trà Kinh” (茶经). Được sự giúp đỡ của Nhan Chân Khanh (颜真卿), một thư pháp gia nổi tiếng, ông đã đọc được rất nhiều sách, nắm được một số lượng lớn những tư liệu lịch sử quý giá về trà, cuối cùng đã hoàn thành bộ “Trà Kinh”, về sau được Nhan Chân Khanh tiến cử xuất bản.“Trà Kinh” đã giới thiệu một cách tỉ mỉ về lịch sử của trà và nghệ thuật trà đạo. Nó đã có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá trà đối với Trung quốc và cả thế giới. “Trà Kinh” vừa xuất bản đã thu hút sự chú ý của mọi người, đồng thời nhanh chóng truyền bá trong và ngoài nước. Từ đó, tên gọi Lục Vũ nổi tiếng khắp nơi, và được mọi người tôn xưng là “Trà Thần”.Lục Vũ bị bệnh mất năm 72 tuổi tại núi Thiên Trữ (天杼), Hồ Châu (湖州).