Kỹ thuật trồng cây mít tứ quý

Giới thiệu về giống mít tứ quý tại Việt Nam

Mít là loại cây được trồng phổ biến tại Việt Nam trải dải khắp các tỉnh. Tại khu vực miền bắc và miền trung thì các dòng mít phổ biến có thể kể đến như mít mật, mít dai, mít tố nữ. Còn khu vực miền nam thường trồng mít nghệ, mít thái, mít mã lai.

Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng cây mít tứ quý

Quả mít khi chín có mùi rất thơm thường dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biên thành các sản phẩm như mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, sữa chua mít,...

Chính vì thế việc lựa chọn trồng mít hiện nay hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu không hề nhỏ tới bà con nông dân. Và một trong những loại mít có năng suất cao, ra quanh năm đó chính là dòng mít tứ quý. Một loại dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Chắc chắn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho bà con trồng cây.

*

Vậy Hỏi đáp mít tứ quý là mít gì

Mít tứ quý là loại mít mới xuất hiện tại Việt Nam những năm gần đây, do học viện nông nghiệp Việt Nam lai ghép thành công. Mít có tên khoa học là Artocarpus interger, thường đạt năng suất 100 – 120kg / năm / cây, loại cây dễ ra hoa, đậu trái và có quanh năm.

Thường giống mít tứ quý có cự ly trồng từ 5 – 6m/ cây. Như vậy 1 ha có thể trồng được khoảng 330 cây. Điều này cho thấy việc lựa chọn trồng cây mít sẽ giúp bà con chúng ta có nguồn thu không hề nhỏ.

Đặc điểm chung của giống mít tứ quý

Mít Tứ quý là một loại cây thân gỗ trung bình, có khi cao đến 20m, cho trái 2 lần/nămSau 2 năm trồng có thể cho tráiTrái mít Tứ quý có dạng oval dài, chiều dài khoảng 25-50 cm, đường kính 20-35 cm, trọng lượng trung bình 5kgMúi mít có màu vàng hoặc cam, bên trong có hạt lớn, vỏ mít dày, khi chin có mùi rất thơm, vị ngọt thanh.

*

Kỹ thuật trồng mít tứ quý đạt năng suất cao

Thứ nhất: Tiêu Chuẩn Chọn Giống mít tứ quý

Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

Thứ hai Thời Vụ và Mật Độ Trồng mít tứ quý

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. - Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ). - Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. - Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

Thứ ba: Cách Làm Đất Và Đào Hố Trồng mít tứ quý

- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.

- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.

- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

Thứ tư: Cách Phân Bón Lót cho mít tứ quý

Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

Thứ năm: Kỹ Thuật Trồng Cây giống Mít Tứ Quý:

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

*

Thứ sáu: Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mít Tứ Quý:

Về kỹ thuật chăm sóc cây mít tứ quý chúng tôi xin chia ra làm ba phần để bà còn tiện chăm sóc. Ba phần gồm chăm sóc định kỳ là chăm sóc thường xuyên để cây có thể phát triển tốt nhất, tiếp theo là chăm sóc cắt tỉa cho cây để cây phát triển đúng lộ trình thời gian và tránh mắc phải một số bệnh tật. Phần cuối cùng là chăm sóc bón phân cho cây giúp cây hấp thụ dinh dưỡng được tốt nhất.

Phần 1: Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Phần 2: Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

Phần 3: Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Tứ Quý:

Thứ bảy: Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Tứ Quý:

SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC. RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec... SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý. NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái. RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...

Thứ tám: Cách thu Hoạch và Bảo Quản:

Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già. Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ... Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

Xem thêm: Máy Tính Casio Màu Đen Chất Lượng, Giá Tốt 2021, Máy Tính Casio Fx570Vn Plus Mẫu Mới (2Nd Edition)

*

Công dụng và hiệu quả khi trồng mít tứ quý

Mít có thể trồng quanh năm, ra quả rất saiCó thể trồng xen kẽ một số loại cây khác.Là giống cây ăn trái có tiềm năng và cơ may cho thị trường nội địa và xuất khẩu.Mít Tứ quý là giống mít ngon, là đặc sản của miền NamTrong ngành công nghiệp, gỗ mít là nguyên liệu để sản xuất bàn, ghế, tủ, đồ mỹ nghệTạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,….Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương…

Trên đây, fashionssories.com đã giới thiệu tới bà con và các bạn đầy đủ về cây mít tứ quý từ công dụng, lợi ích khi trồng mít tứ quý đến hướng dẫn kỹ thuật trồng mít tứ quý, quy cách trồng cây đạt năng suất cao.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích quý khách trong vấn đề lựa chọn giống cây trồng phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào quý khách hãy để bình luận ở dưới, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi sẽ giải đáp. Trân trọng các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.