Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý

Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon như xào thịt bò, nấu canh,... mà còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh phổ biến như sa dạ con, bệnh lòi dom (trĩ), mất ngủ và các công dụng hỗ trợ giảm cân, giảm đau nhức xương cốt, tốt cho người bị vô sinh,...

Bạn đang xem: Tác dụng của hoa thiên lý

Quảng cáo

Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon như xào thịt bò, nấu canh,… mà còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh phổ biến như sa dạ con, bệnh lòi dom (trĩ), mất ngủ và các công dụng hỗ trợ giảm cân, giảm đau nhức xương cốt, tốt cho người bị vô sinh,…


Thiên lý là cây gì

Tên gọi khác: Dạ lài hương, Hoa thiên lý, Cây hoa lýTên khoa học: Telosma cordata (Burm.f.)Họ: Thiên lý Asclepiadaceae.

*

Đặc điểm của cây thiên lý

Cây thiên lý là loại thực vật có thân nhỏ, mọc leo, có lông nhất là những bộ phận đang non.

Lá thuôn hình tim, khía mép khoảng 5-8cm về phía cuống, có lông trên các gân lá, đầu lá nhọn, phiến lá dài từ 6-11cm, rộng từ 4-7,5cm, cuống dài 12-22mm cũng có lông.

Hoa mọc thành từng chùm to dài 10-22mm gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu vàng có khi xanh lục nhạt, rất thơm, có cuống to, hơi có lông.

Quả là các đại dài từ 6,5-9,5cm, rộng từ 12-14mm.

Phân bố, thu hái và chế biến hoa thiên lý

Cây thiên lý được trồng ở rất nhiều nơi nước ta, nhất là khu vực miền Bắc để lấy hoa, lá xào, nấu canh ăn hoặc làm cảnh tạo bóng mát.

Ngoài ra còn mọc ở một số nước như Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippins, Indonexia.

Dùng làm thuốc thường hái lá tươi giã nát với muối rồi vắt lấy nước.

Thành phần hóa học của cây thiên lý

Theo nghiên cứu sơ bộ, trong thân và lá thiên lý có chứa Ancaloit, rất ít trong hoa.

Đây là một Amin có độc tính nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc có thể dẫn đến chết người.

Nhưng ở liều lượng thấp thì không nguy hiểm, người ta cũng dùng nó làm thuốc trị bệnh.

Ancaloit có cả trong cà chua, tắc (quýt), khoai tây, dừa cạn, vông nem,…

Công dụng và liều dùng thiên lý

Nhân dân ta chủ yếu sử dụng lá non và hoa thiên lý để nấu canh hoặc xào thịt ăn cho mát và bổ.

Mới đây nhất tại bệnh viện Thái Bình (Y học thực hành, 5/1962) đã sử dụng lá thiên lý chữa được một số bệnh như sa dạ con và lòi dom cho kết quả tốt.

*

Tác dụng của hoa thiên lý qua một số bài thuốc sưu tầm

1. Chữa lòi dom, sa dạ con

Lấy lá Thiên lý giã với 5% muối, vắt lấy cốt, tẩm bông đắp rịt vào hậu môn hoặc âm hộ mỗi ngày 1 lần. Hoặc dùng cả bã và nước cốt đắp rịt và đóng khố sau khi đã rửa sạch chỗ đau bằng nước muối.

(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

2. Tốt cho người vô sinh

Những bạn nam thường xuyên tiếp xúc với chì dẫn tới vô sinh, mặt khác trong hoa thiên lý lại có chứa chất kẽm.

Nếu dùng hoa thiên lý chế biến các món ăn sẽ có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, từ đó giúp chữa chứng vô sinh ở nam giới.

Nhưng lưu ý, khi chế biến không được làm chín quá sẽ làm giảm dưỡng chất.

3. Hỗ trợ giảm cân

Trong hoa thiên lý có chứa một lượng lớn chất xơ, chất diệp lục và có rất ít calo.

Khi ăn vào sẽ giúp tăng khả năng trao đổi chất, tăng cảm giác mau no, giảm khả năng hấp thụ chất béo.

Từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

4. Điều trị chứng mất ngủ, an thần, giúp ngủ ngon hơn

Để chữa mất ngủ cần hoa thiên lý và lá vông nem mỗi loại từ 30-50g, rửa sạch thái chung để nấu canh ăn trong 4-7 ngày.

Nếu muốn ngủ ngon hơn có thể nấu canh hoa lý với thịt lợn nạc hoặc cá diếc ăn mỗi ngày 1 lần trong vài ngày liên tiếp.

5. Làm giảm đau nhức xương cốt

Dùng hoa thiên lý chấm với muối vừng ăn hoặc xào thịt bò giúp giảm đau nhức xương khớp.

Tuy nhiên cần tránh xào các chất giàu sắt như thịt lợn nạc, rau muống, gan,… bởi sắt sẽ đẩy kẽm trong hoa lý ra khỏi cơ thể.

6. Phòng rôm sảy ở trẻ em

Với những trẻ còn nhỏ thì có thể nghiền hoa thiên lý cho vào nấu với cháo hoặc bột cho trẻ ăn dặm.

Đối với trẻ lớn hơn đã biết ăn thì nấu canh.

7. Điều trị hư nhược, chóng mặt, hoa mắt

Lấy 10g hoa lý, 12g ngải cứu, 10g bạch cúc, 8g lá đinh lăng và 8g rau má.

Sắc thuốc uống trong ngày, liên tục từ 3-5 ngày.

8. Trị giun kim

Lấy 30g hoa lý, 25g đinh lăng và 20g rau sam.

Sửa sạch, sao khô, sắc nước thuốc uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 3 ngày.

Hoặc có thể dùng lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn từ 7-10 ngày.

9. Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu cặn trắng

Lấy từ 10-20g rễ cây thiên lý sắc nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày và trong vòng 5 ngày.

10. Chữa đinh nhọt

Lấy 30-50g lá thiên lý, giã nhỏ rồi đắp vào vùng mụn nhọt.

Mỗi ngày thay 1 lần, làm trong vài ngày.

11. Kháng viêm

Nhờ thành phần dinh dưỡng trong hoa thiên lý có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm kết mạc hay viêm giác mạc nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.

12. Giảm tiểu đêm, mệt mỏi, căng thằng sau làm việc căng thẳng, giúp cơ thể khoan khoái

Dùng hoa lý nấu canh là ăn mỗi tuần 2 lần sẽ có tác dụng như trên.

Ăn hoa thiên lý có tốt không

Với những công dụng kể trên đương nhiên là hoa thiên lý rất tốt.

Loại thảo dược này có thể chế biến nhiều món ăn, kết hợp với nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn quá nhiều và liên tục, mỗi tuần ăn 1-2 lần là tốt nhất.

Các món ăn từ cây hoa thiên lý

1. Món hoa thiên lý xào thịt bò

Dùng hoa thiên lý tươi xào với thịt bò, chú ý không xào chín quá khiến dưỡng chất trong hoa lý bị mất đi.

Tránh xào với thực phẩm giàu sắt vì sắt kỵ thành phần kẽm có trong hoa này.

Món ăn này rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích.

*

Cách làm:

Thịt bò thái lát mỏng, ướp qua, cho vào xào cho tái.

Sau đó cho thịt ra bát riêng, tiếp cho hoa lý vào xào gần chính rồi cho thịt bò đã xào vào, nêm thêm gia vị vừa đủ mà ăn.

2. Canh giò sống hoa thiên lý

Cách làm rất đơn giản, nấu nước xương hầm lấy vị ngọt của nước, sau đó cho giò sống vào.

Đợi giò chín thì cho hoa lý vào, nêm gia vị vừa ăn.

Cách làm này rất phù hợp cho mùa hè, là món ăn ngon bổ dưỡng và dễ tiêu hóa.

*

3. Canh cua hoa thiên lý

Món này giống với các món canh cua khác, chỉ khác nguyên liệu rau thay bằng hoa thiên lý.

Khi canh cua sôi, cho hoa vào, nêm gia vị vừa ăn, đợi sôi lại là được.

*

Ngoài ra còn rất nhiều món ăn ngon từ hoa lý như bò né bông, canh ngao, canh mướp, món gỏi, trứng xào bầu, nấu với tôm tươi, món thịt viên, chả cá thác lác và tôm, canh thịt băm,… bạn đọc có thể tham khảo cách chế biến trên mạng.

Mua giống hoa thiên lý ở đâu

Hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hạt giống hoa thiên lý và cây giống với mức giá khác nhau, nhưng chỉ giao động từ 10.000đ đến 20.000đ/cây tùy vào độ lớn và chất lượng.

Xem thêm: Tiểu Sử Sự Nghiệp Và Các Danh Hiệu Của Cristiano Ronaldo, Cristiano Ronaldo

Loại nhỏ giá chỉ từ 10.000đ đến 30.000đ/cây, loại lớn chất lượng tốt cho năng suất cao thì giá cao hơn nhiều từ 100.000đ – 200.000đ/cây.

Tại Hà Nội bạn có thể mua tại các địa điểm sau: